image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • III. Cơ - Xương - Khớp
30/09/2024
Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ ?
Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương án được điều trị bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên không phải tất cả người bệnh đều cần thực hiện phẫu thuật.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

                                        

Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh xảy ra khi nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống không còn ở vị trí của nó. Sau khi nhân nhầy đi ra ngoài vị trí trong vòng sợi sẽ làm tăng chèn ép ống sống cùng rễ thần kinh. Trong y học giải phẫu, các nhà khoa học đã phát hiện vết đứt và rách ở vòng sợi của người bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu lâm sàng tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau thắt lưng hông thường gặp.

Người dân mắc bệnh ngày càng trẻ hóa trong nhóm tuổi 20 đến 55. Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường phát hiện ở giai đoạn muộn khiến tình trạng nghiêm trọng khó điều trị dứt điểm. Nếu không tìm hiểu và nhận định đúng về tình trạng bạn sẽ có thể bị tái phát sau khi chữa khỏi và không thể dứt điểm với căn bệnh này. Điểm đáng chú ý là ở lần tái phát tình trạng sẽ nặng hơn và dần nghiêm trọng. Nếu kéo dài có thể khiến người bệnh mất luôn khả năng vận động.

Theo các nghiên cứu hiện tại, người bệnh mắc chứng thoát vị đĩa đệm cần phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này bệnh mới chớm nên thường sẽ dễ cải thiện hơn. Đặc biệt sau khi điều trị, nguy cơ biến chứng và tái phái của người bệnh mới bước vào giai đoạn đầu thường thấp hơn ở giai đoạn sau.

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bệnh này như sau:

•     Người lao động thường xuyên mang vác nặng trong thời gian dài.

•     Người nâng đỡ vật sai tư thế hoặc vật có trọng lượng lớn.

•     Người cao tuổi rối loạn chức năng cơ thể dẫn đến đĩa đệm và cột sống giảm chất lượng.

•     Người bệnh từng gặp phải chấn thương hay tai nạn ảnh hưởng cột sống hoặc thần kinh

•     Thoái hóa đĩa đệm do thời gian và tuổi tác.

•     Ngưởi bệnh béo phì hoặc phụ nữ mang thai có cân nặng vượt khả năng nâng đỡ của cơ xương

•     Bệnh lý bẩm sinh suy giảm chức năng và sức khỏe của cơ, cấu trúc đĩa đệm hay cột sống.

2. Triệu chứng sớm của thoát vị đĩa đệm

                                 

•     Đau lưng

•     Đau vùng thắt lưng

•     Đau cứng cơ vùng lưng

•     Tê bì kéo dài từ lưng lan xuống mông

•     Tê bì kéo dài đến vùng chân

•     Cơn đau bất chợt không rõ nguyên nhân

•     Giảm khả năng đi lại

•     Giảm khả năng vận động

•     Teo cơ

•     Phản xạ chậm lại và kém đi

•     Rối loạn khả năng đại tiện và tiểu tiện

•     Suy giảm khả năng sinh sản

 

3. Khi nào cần đi khám?

•     Cơn đau lưng kéo dài trên 1 tuần gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cùng khả năng vận động

•     Đau lưng khó chịu kéo dài đặc biệt sau khi người bệnh mới bị chấn thương hoặc ngã

•     Mất ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm do cơn đau đánh thức

•     Giảm cân, đau nhức kéo dài không tìm ra nguyên nhân

 

4. Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Người bệnh có thể được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong trường hợp không còn phương án ít xâm lấn tốt hơn. Vì thế, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp như:

•     Người bệnh đã trải qua điều trị nội khoa khoảng 5 - 8 tuần không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc thất bại.

•     Chèn ép lên các dây thần kinh chuyển qua giai đoạn cấp tính.

•     Người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm được phát hiện bị rách bao xơ, khối thoát vị di chuyển xa khỏi đĩa đệm.

Ngoài những trường hợp được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm, bạn có thể không may sẽ rơi vào trường hợp cần phẫu thuật ở diện cấp cứu. Những phương pháp can thiệp cấp cứu thường là nguy cấp có tính ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế bạn cần chú ý những trường hợp chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu:

•     Cơn đau kéo dài khiến người bệnh đau đớn không thể chịu nổi

•     Các loại thuốc giảm đau không có tác dụng với người bệnh

•     Người bệnh thoát vị đĩa đệm bị yếu liệt

•     Xuất hiện hội chứng yên ngựa

Thoát vị đĩa đệm làm giảm trương lực cơ khiến một số rễ thần kinh có nguy cơ tê liệt. Khi tín hiệu phát ra sẽ làm giảm khả năng vận động của cơ và ảnh hưởng đến ống sống. Biểu hiện rõ nhất phát hiện được ở tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu chính là rối loạn cơ tròn và cảm giác tầng sinh môn.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, giảm chiều cao thân đốt sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư di căn cột sống, u huyết quản thân đốt... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là loãng xương.
    03:23 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ người nào, tuy nhiên chủ yếu là xảy ra ở người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống, nhưng nguyên nhân thường chủ yếu là do thoái hóa hoặc do chấn thương. Khi bị xẹp đốt sống, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
    03:22 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa cấp là bệnh rất thường gặp trong cấp cứu bụng. Ở Pháp theo số liệu điều tra năm 2006, tỷ lệ VRT là 166/100.000 dân. Đặc biệt có những vùng có từ 350 - 400/100.000 dân. Ở Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1% các trường hợp phẫu thuật là do viêm ruột thừa. Ở Việt Nam, chưa có thống kê nào về tỷ lệ mắc bệnh, nhưng là bệnh gặp nhiều nhất trong các cấp cứu bụng.
    03:20 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    U tuyến giáp nên ăn gì và u tuyến giáp nên kiêng gì có lẽ là những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cực kỳ quan tâm, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    03:18 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm, nhưng khi kích thước khối u lớn lên chèn ép vào tiểu não, thần kinh và mạch máu lân cận dẫn đến giảm sự lưu thông não thất làm tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong.
    03:17 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn