image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • III. Cơ - Xương - Khớp
30/09/2024
U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
U dây thần kinh thính giác phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm, nhưng khi kích thước khối u lớn lên chèn ép vào tiểu não, thần kinh và mạch máu lân cận dẫn đến giảm sự lưu thông não thất làm tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong.

U dây thần kinh thính giác (u dây thần kinh số 8)thường là khối u lành tính, chiếm đến 80 - 90% các u trong vùng góc cầu tiểu não và chiếm 8% tổng số các u phát triển trong não.

 Nếu không phát hiện và điều trị điều trị kịp thời ngay khi có các triệu chứng ban đầu, người bệnh có thể dẫn đến tình trạng liệt mặt, ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng.

Vậy u dây thần kinh thính giác là bệnh gì?

Bệnh u dây thần kinh thính giác hay u dây thần kinh số 8 hay u dây thần kinh tiền đình là tình trạng xuất hiện khối u thường lành tính nằm ở vùng góc cầu tiểu não. Khối u này xuất phát từ tế bào Schwann của dây thần kinh sọ thứ 8 - dây thần kinh quan trọng nằm trong tai, đóng vai trò quan trọng trong truyền thông âm thanh từ tai đến não.

U dây thần kinh số 8 tiến triển không quá nhanh nhưng khối u có thể phát triển đến kích thước to như quả trứng gà, chèn ép các dây thần kinh quan trọng của não, gây ra những biến chứng khôn lường đến sức khỏe.

Thường khối u xuất hiện ở 1 bên nhưng cũng có trường hợp ít xuất hiện cả 2 bên góc cầu tiểu não.

U thần kinh thính giác thường lành tính, ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng khối u thường phát hiện ở lứa tuổi 30-60.

Triệu chứng u dây thần kinh thính giác

Bệnh u dây thần kinh thính giác thường khó nhận biết trong giai đoạn đầu bởi các triệu chứng biểu hiện mờ nhạt, không quá rõ ràng làm cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn.

 Triệu chứng tùy thuộc vào kích thước và sự lan rộng của khối u. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chung và điển hình mà người bệnh u dây thần kinh số 8 có thể trải qua ở giai đoạn đầu:

  • Giảm hoặc mất thính lực đột ngột: Triệu chứng giảm khả năng nghe hoặc thậm chí mất khả năng nghe hoàn toàn ở tai bị ảnh hưởng.

Triệu chứng mất thính lực thường là rõ ràng nhất và phổ biến nhất ở người bệnh bị u dây thần kinh thính giác. 

 

U dây thần kinh số 8 có thể gặp ở bất kì đối tượng nào

Giảm thính lực, ù tai

  • Đau đầu và ù tai: Người bệnh có cảm giác đau đầu, hoặc có cảm giác như đang ở trong môi trường có âm thanh không thực tế như nghe thấy tiếng gió rít, ttiếng ồn ào, tiếng còi xe,...Triệu chứng này thường do sự ảnh hưởng của u đến dây thần kinh thính giác và các cấu trúc xung quanh.

  • Mất cân bằng: U dây thần kinh thính giác có thể gây ra sự mất cân bằng và hoa mắt hay có thể gọi là hội chứng tiền đình.

Chóng mặt, ù tai là biểu hiện của bệnh u dây thần kinh thính giác

Chóng mặt, ù tai là biểu hiện của bệnh u dây thần kinh thính giác

Ở giai đoạn khối u phát triển lan đến hỗ não sau, người bệnh phải đối diện với tình trạng liệt các dây thần kinh mặt:

  • Liệt dây thần kinh số VII gây liệt nửa mặt hoặc co thắt cơ mặt, không điều khiển được cơ mặt.

  • Liệt dây thần kinh số VI gây nên những cơn đau đầu dữ dội và mắt người bệnh bên có khối u thường bị lác vào trong.

  • Liệt dây thần kinh số Vgiảm cảm giác hoặc tê bì da mặt bên có khối u, có thể liệt cơ nhai.

  • Tăng áp lực nội sọ: Đau đầu, buồn nôn, nôn thậm chí mờ mắt, đi lại loạng choạng, chậm chạp có thể đi không vững dễ ngã.

Bottom of Form

Nguyên nhân u dây kinh thính giác

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh u dây thần kinh thính giác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của quá nhiều tế bào Schwann của dây thần kinh sọ thứ 8 được cho là tác động đến sự phát triển u.

  • U dây thần kinh thính giác hai bên thường liên quan đến một đột biến trên gen neurofibromin 2 (NF2) thuộc nhiễm sắc thể số 22. Thông thường, gen này tạo ra một loại protein gọi là merlin hay schwannomin, có chức năng kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào Schwann bao quanh dây thần kinh số 8. Khi có biến đổi trên gen này, sẽ làm cho các tế bào Schwann phát triển không kiểm soát và hình thành khối u.

  • U dây thần kinh thính giác một bên không liên quan đến di truyền và rất hiếm gặp.

Chẩn đoán u dây kinh thính giác

Chẩn đoán U dây thần kinh thính giác dựa vào khám triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh

Triệu chứng lâm sàng:

Đau đầu, chóng mặt.

Ù tai, giảm thính lực…

Đo thính lực đồ

Đo thính lực đồ là một trong những bước đầu tiên để xác định mức độ thính lực của người bệnh. Trong quá trình này, bác sĩ sử dụng thiết bị đo để kiểm tra và đánh giá khả năng nghe của người bệnh đối với các tần số âm thanh khác nhau. Kết quả từ đo thính lực đồ giúp xác định mức độ tổn thương thính giác và có thể cho thấy các dấu hiệu sớm của u dây thần kinh thính giác.

Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ tiêm thuốc giúp cho thấy rõ hình ảnh khối u và  cấu trúc xung quanh và giúp phân biệt u tdây thần kinh thính giác với các khối u khác. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá kích thước, vị trí và tính chất của u dây thần kinh thính giác một cách chính xác.

Chụp cộng hưởng từ sọ não là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán u dây thần kinh số 8

U dây thần kinh số 8: Nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Chụp MRI chẩn đoán u dây thần kinh thính giác

Chụp cắt lớp vi tính não

CT scan cung cấp hình ảnh 3D về cấu trúc xung quanh dây thần kinh số 8 và giúp đánh giá kích thước và vị trí của u.

Điều trị u dây thần kinh thính giác

Phẫu thuật lấy u

Đối với những u dây thần kinh thính giác nhỏ, chưa chèn ép đế các cơ quan lân cận, khả năng phục hồi chức năng nghe cao, phẫu thuật lấy u là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật lấy u theo phương pháp truyền thống hoặc áp dụng sử dụng bức xạ từ tia Gamma tác động trực tiếp vào khối u (xạ phẫu). Phương pháp xạ phẫu phù hợp với khối u nhỏ hoặc u nằm ở vị trí phẫu thuật khó khăn bởi tính không xâm lấn và không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Trường hợp khối u phát triển lớn hơn và khó xử lý triệt để, bác sĩ có thể phối hợp phẫu thuật lấy một phần u và sử dụng xạ phẫu cho phần u còn lại.

Phương pháp xạ trị

Xạ trị được sử dụng để điều trị u dây thần kinh thính giác nhỏ hoặc không thể phẫu thuật, thường được lựa chọn ưu tiên cho người bệnh lớn tuổi, thể trạng kém, thính lực cả 2 bên đều bị ảnh hưởng. Phương pháp này nhằm hủy diệt các tế bào u một cách chọn lọc, giảm kích thước u và ngăn chặn sự phát triển.

Theo dõi sau điều trị

Trong trường hợp người bệnh không thích hợp để can thiệp phẫu thuật hoặc xạ trị có thể được chỉ định kiểm tra định kỳ để theo dõi sự phát triển của u bằng cách chụp MRI não.

Cách phòng ngừa u dây thần kinh thính giác

Nguyên nhân gây bệnh u dây thần kinh thính giác chưa được xác định rõ ràng nên việc phòng ngừa bệnh này làm giảm các yếu tố nguy cơ. Để hạn chế diễn tiến của khối u dây thần kinh thính giác, bạn có thể áp dụng các biện pháp như: thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tái khám đúng lịch hẹn, tuân theo chỉ định của bác sĩ… Ngoài ra, khi bạn duy trì vận động vừa sức, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống, tạo dựng nếp sống khoa học cũng góp phần phòng ngừa nhiều loại bệnh, trong đó có u dây thần kinh thính giác.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, giảm chiều cao thân đốt sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư di căn cột sống, u huyết quản thân đốt... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là loãng xương.
    03:23 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ người nào, tuy nhiên chủ yếu là xảy ra ở người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống, nhưng nguyên nhân thường chủ yếu là do thoái hóa hoặc do chấn thương. Khi bị xẹp đốt sống, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
    03:22 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa cấp là bệnh rất thường gặp trong cấp cứu bụng. Ở Pháp theo số liệu điều tra năm 2006, tỷ lệ VRT là 166/100.000 dân. Đặc biệt có những vùng có từ 350 - 400/100.000 dân. Ở Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1% các trường hợp phẫu thuật là do viêm ruột thừa. Ở Việt Nam, chưa có thống kê nào về tỷ lệ mắc bệnh, nhưng là bệnh gặp nhiều nhất trong các cấp cứu bụng.
    03:20 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    U tuyến giáp nên ăn gì và u tuyến giáp nên kiêng gì có lẽ là những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cực kỳ quan tâm, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    03:18 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Trật khớp vai tái diễn
    Trật khớp vai tái diễn
    Trong cơ thể, khớp vai có cử động linh hoạt nhất, có thể chuyển động theo nhiều hướng. Vì vậy, đây là loại khớp dễ bị trật nhất của cơ thể. Trật khớp vai dễ bị tái lại, và khi bị lặp lại, khả năng tự liền của bao khớp giảm xuống và cần can thiệp phẫu thuật để phòng ngừa trật tái diễn.
    03:14 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn