image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • III. Cơ - Xương - Khớp
30/09/2024
Xẹp thân đốt sống do loãng xương
Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, giảm chiều cao thân đốt sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư di căn cột sống, u huyết quản thân đốt... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là loãng xương.

Ước tính ở Việt Nam hiện có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% và hàng năm có trên 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hợp gãy cổ xương đùi. Hiện nay, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy xẹp đốt sống chiếm hơn 23%. 

Loãng xương hay còn gọi là xương xốp: Đặc trưng bởi sự giảm cấu trúc của xương do sự sụt giảm khối lượng xương và suy thoái của cấu trúc xương. Sự vững chắc của xương là kết quả của sự cân bằng tinh tế giữa 2 loại tế bào xương là tạo cốt bào – làm cứng xương và hủy cốt bào - hủy xương (chịu trách nhiệm cho sự tái hấp thu xương) và khi hủy cốt bào mạnh hơn tạo cốt bào sẽ làm suy yếu xương.

Triệu chứng lâm sàng

- Đau lưng tăng dần có thể sau 1 chấn thương nhẹ hoặc sau bê vật nặng.

- Cơn đau liên quan đến vận động: Đau khi thay đổi tư thế, khi đi lại

- Có thể dẫn đến biến dạng cột sống như gù cột sống

- Ấn cột sống có điểm đau chói, thường liên quan trên hoặc dưới đốt xẹp 2 đốt sống lân cận

- Có thể gặp các triệu chứng nếu có chèn ép thần kinh như đau tê chân, yếu chân, đau theo rễ thần kinh liên sườn, rối loạn cơ tròn …

Chẩn đoán xẹp đốt sống do loãng xương

Ngoài những biểu hiện lâm sàng, cần làm thêm những kỹ thuật cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán, đưa ra tiên lượng và có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:

- Đo mật độ xương (DEXA): được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Loãng xương được chẩn đoán khi mật độ khoáng xương ≤ -2,5 độ lệch chuẩn dưới mức dân số phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh (T-Score). 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập các hướng dẫn chẩn đoán sau: 

- Chụp X quang: Hình ảnh thân đốt sống giảm chiều cao, ngoài ra đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, mức độ biến dạng cột sống…

Hình ảnh X quang của gãy xương nén đốt sống:

a) Hình ảnh X quang của xẹp đốt sống hình chêm (mũi tên trắng)

b) Chụp cắt lớp vi tính của xẹp đốt sống 2 mặt lõm (mũi tên đen)

c) Hình ảnh cộng hưởng từ xẹp đốt sống do gãy nén (mũi tên trắng), và gãy xương nén hai mặt (mũi tên đen).

- Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định khi cần đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ lún, xẹp, mảnh rời ….

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định khi cần phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương và xẹp đốt sống do các nguyên nhân khác như lao, bệnh lý ác tính… .Đồng thời MRI rất hữu ích để đánh giá sự chèn ép thần kinh của đốt sống bị tổn thương. Qua MRI cũng có thể xác định được đốt sống xẹp do loãng xương mới hoặc xẹp cũ. 

Điều trị xẹp đốt sống 

Tùy thuộc vào mức độ đốt sống bị xẹp, các tổn thương thần kinh kèm theo (nếu có) mà có các phương pháp điều trị phù hợp

- Điều trị nội khoa

Chỉ định: Trong trường hợp xẹp đốt sống mới không có tổn thương thần kinh kèm theo.
          Cách điều trị: Bệnh nhân được nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc và áo nẹp cứng cố định cột sống. Nẹp được dùng để nâng đỡ bệnh nhân và hạn chế cử động vị trí bị xẹp đốt sống.

- Thuốc: + Thuốc giảm đau, giảm đau chống viêm non-steroid, giãn cơ…

     + Các thuốc chống loãng xương: các thuốc chứa canxi, vitamin; thuốc ức chế hủy cốt bào (Biphosphonate), Calcitonine…..

- Điều trị ngoại khoa

Chỉ định: Trường hợp xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh. Xẹp thân đốt sống do loãng xương gây đau cột sống mức độ trung bình cho đến nặng kéo dài hơn 2 tháng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.  

Các phương pháp điều trị:

- Bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da dùng cho các trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không kèm theo tổn thương thần kinh, mức độ xẹp thân đốt sống <75%  đã điều trị nội khoa không cải thiện.

- Phẫu thuật cố định cột sống điều trị các trường hợp xẹp đốt sống nặng gây biến dạng cột sống lớn có thể kết hợp với giải chèn ép thần kinh khi có tổn thương thần kinh kèm theo.

Phòng ngừa bệnh xẹp đốt sống

Để phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời tình trạng xẹp đốt sống, chúng ta cần lưu ý những đặc điểm sau:

- Đối với người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ về dinh dưỡng và tập luyện. Nên bổ sung các khoáng chất chứa giàu vitamin D, canci và vitamin khác cùng với ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện loãng xương để điều trị kịp thời.

- Thay đổi lối sống và sinh hoạt: Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích …

- Thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe: Có bằng chứng hạn chế chỉ ra rằng tập thể dục là hữu ích trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương.  

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ người nào, tuy nhiên chủ yếu là xảy ra ở người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống, nhưng nguyên nhân thường chủ yếu là do thoái hóa hoặc do chấn thương. Khi bị xẹp đốt sống, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
    03:22 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa cấp là bệnh rất thường gặp trong cấp cứu bụng. Ở Pháp theo số liệu điều tra năm 2006, tỷ lệ VRT là 166/100.000 dân. Đặc biệt có những vùng có từ 350 - 400/100.000 dân. Ở Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1% các trường hợp phẫu thuật là do viêm ruột thừa. Ở Việt Nam, chưa có thống kê nào về tỷ lệ mắc bệnh, nhưng là bệnh gặp nhiều nhất trong các cấp cứu bụng.
    03:20 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    U tuyến giáp nên ăn gì và u tuyến giáp nên kiêng gì có lẽ là những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cực kỳ quan tâm, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    03:18 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm, nhưng khi kích thước khối u lớn lên chèn ép vào tiểu não, thần kinh và mạch máu lân cận dẫn đến giảm sự lưu thông não thất làm tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong.
    03:17 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Trật khớp vai tái diễn
    Trật khớp vai tái diễn
    Trong cơ thể, khớp vai có cử động linh hoạt nhất, có thể chuyển động theo nhiều hướng. Vì vậy, đây là loại khớp dễ bị trật nhất của cơ thể. Trật khớp vai dễ bị tái lại, và khi bị lặp lại, khả năng tự liền của bao khớp giảm xuống và cần can thiệp phẫu thuật để phòng ngừa trật tái diễn.
    03:14 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn