image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • III. Cơ - Xương - Khớp
30/09/2024
Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng của ổ bụng và mỡ thừa chui qua các lỗ tự nhiên ở bẹn, cũng là điểm yếu của thành bụng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả 2 giới, nhưng gặp nhiều ở nam hơn ở nữ. Có 2 dạng thường gặp:


Thoát vị gián tiếp: Là yếu tố bẩm sinh do ống phúc tinh mạc.

Thoát vị trực tiếp: Tạng và mỡ thừa đi qua các điểm yếu ở thành bẹn, chủ yếu ở những người lao động quá sức, táo bón kéo dài,… mắc phải.

Nguyên nhân

- Bẩm sinh: Ống phúc tinh mạc sẽ tạo nên túi thoát vị gián tiếp có sẵn, đây là điều kiện khiến nguy cơ bị thoát vị ở bẹn có nguy cơ mắc phải cao. Người bệnh có thể có các bệnh lý khác liên quan như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc.

- Mắc phải : Do sự suy yếu thành bụng ở tuổi già gây thoát vị trực tiếp. Hoặc một số bệnh gây mất collagen trong mô, suy dinh dưỡng hoặc béo phì, thương tích vùng bẹn, lao động quá sức,… cũng gây suy yếu vùng thành bẹn và gây thoát vị.

Sự tăng áp lực ở ổ bụng một cách liên tục hoặc không liên tục nhưng kéo dài chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy thoát vị, bao gồm:

  • Táo bón kéo dài trong nhiều năm, hoặc do u đại tràng.

  • Hẹp niệu đạo hoặc bướu lành ở tuyến tiền liệt gây khó tiểu.

  • Ho kéo dài.

  • Có thai hoặc có khối u lớn trong bụng.

  • Các triệu chứng khi mắc bệnh.

  • Bị táo bón mạn tính.

  • Đã từng bị thoát vị ở bẹn trước đó.

Triệu chứng khi mắc bệnh

- Đau và có khối phồng ra ở bẹn khi nâng một vật nặng hay khi rặn, ho và biến mất khi nằm xuống, có cảm giác bị co kéo hay là đau lan xuống bìu, da bìu bị sưng đỏ là những biểu hiện cơ bản của người bệnh khi bị thoát vị bẹn.

- Trong trường hợp thoát vị nhỏ rất khó để có thể nhận thấy khối phồng ra ở bẹn.

- Thoát vị ở bẹn không gây ra triệu chứng bất thường đối với các bộ phận còn lại trên cơ thể, những điểm khác thường đi kèm thường là do các bệnh lý liên quan như u đại tràng, bướu lành tiền liệt tuyến, viêm phế quản mạn,…

Biến chứng của thoát vị bẹn

  • Thoát vị nghẹt

Là khối thoát vị không di chuyển trở lại ổ bụng được. Nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ dễ dấn đến nguy cơ hoại tử ruột do phù nề, thiếu máu nuôi vô cùng nguy hiểm. Nếu gặp tình trạng thoát vị nghẹt, người bệnh nên được kịp thời phẫu thuật trong vòng 4-6 tiếng kể từ khi khởi phát cơn đau để tránh nguy cơ hoại tử ruột, gây nguy hiểm tính mạng và điều trị phức tạp, kéo dài hơn, phải cắt bỏ đoạn ruột hoại tử. Ngoài ra, việc phẫu thuật trễ còn gây cản trở việc đặt lưới tiền phúc mạc nhằm mục đích gia cố vùng bẹn, giảm nguy cơ thoát vị tái phát.

  • Thoát vị cầm tù

Tạng thoát vị có thể chui xuống túi thoát vị nhưng không di chuyển lên bụng lại được do tạng thoát vị bị dính vào túi, hoặc các tạng thoát vị dính lại với nhau là nguyên nhân gây thoát vị kẹt. Khác với thoát vị kẹt, thoát vị nghẹt là tình trạng các tạng và mạch máu bị chèn ép. Người bệnh thoát vị kẹt không bị đau và không gặp phải tình trạng tắc ruột, chỉ gây cảm giác vướng víu và dễ bị chấn thương hơn.

  • Chấn thương thoát vị

Trường hợp khối thoát vị có kích thước lớn và di chuyển xuống dưới khá thường xuyên, vì những tác động từ bên ngoài gây nên chấn thương như vỡ, dập các tạng ở bên trong.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán và xác định người bệnh bị thoát vị bẹn hầu như chỉ cần khám trực tiếp, bằng cách nhìn hoặc sờ vào khối phồng ở bẹn to lên khi ho và xẹp khi nghỉ ngơi hoặc lấy tay dồn lên, trong trường hợp khối thoát vị quá nhỏ mới cần sử dụng đến các kỹ thuật công nghệ trong y học. Một số kỹ thuật được sử dụng để xác định khối thoát vị là:

  • Siêu âm: Siêu âm giúp đánh giá vị trí, tính chất và nội dung bên trong của khối thoát vị, đo kích thước và đánh giá tình trạng tưới máu, nhằm giúp tiên lượng điều trị.

  • Phương pháp CT scanner: Là phương pháp chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của người bệnh qua những biểu hiện rõ ràng trên màn hình scan, nhưng kỹ thuật này ít được sử dụng vì khá tốn kém.

Điều trị

Phương pháp điều trị đối với người bệnh thoát vị bẹn được chia theo lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bị thoát vị bẩm sinh có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Đối với trẻ nhỏ và người lớn có 2 phương pháp điều trị là mổ nội soi và phẫu thuật mở.

  • Mổ nội soi là phương pháp điều trị cho trường hợp người bệnh bị thoát vị bẹn nặng. Người bệnh được đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng. Ưu điểm của kỹ thuật này chính là giữ được tính thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn, ít đau, người bệnh có thể sinh hoạt gần như bình thường sau mổ.

Đối với những trường hợp người bệnh bị thoát vị bẹn tái phát mà lần trước đã áp dụng phương pháp mổ mở thì phẫu thuật nội soi là cách tiếp cận dễ dàng, an toàn và triệt để hơn trong điều trị và giúp giảm nguy cơ tái phát cho người bệnh.

Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật nội soi kết hợp đặt lưới ngoài phúc mạc còn có thể điều trị và phòng ngừa được những thoát vị khác ở bùng bẹn như thoát vị đùi…

  • Đối với phương pháp phẫu thuật mở, nguy cơ tái phát thoát vị sau khi tiến hành là rất thấp, tuy nhiên thời gian hồi phục của người bệnh chậm hơn so với phẫu thuật nội soi.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp thân đốt sống do loãng xương
    Xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, giảm chiều cao thân đốt sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống như loãng xương, ung thư di căn cột sống, u huyết quản thân đốt... trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là loãng xương.
    03:23 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống và những vấn đề liên quan
    Xẹp đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ người nào, tuy nhiên chủ yếu là xảy ra ở người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống, nhưng nguyên nhân thường chủ yếu là do thoái hóa hoặc do chấn thương. Khi bị xẹp đốt sống, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây đau đớn cho người bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
    03:22 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa
    Viêm ruột thừa cấp là bệnh rất thường gặp trong cấp cứu bụng. Ở Pháp theo số liệu điều tra năm 2006, tỷ lệ VRT là 166/100.000 dân. Đặc biệt có những vùng có từ 350 - 400/100.000 dân. Ở Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 1% các trường hợp phẫu thuật là do viêm ruột thừa. Ở Việt Nam, chưa có thống kê nào về tỷ lệ mắc bệnh, nhưng là bệnh gặp nhiều nhất trong các cấp cứu bụng.
    03:20 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    Bị u tuyến giáp cần ăn gì và nên kiêng gì
    U tuyến giáp nên ăn gì và u tuyến giáp nên kiêng gì có lẽ là những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cực kỳ quan tâm, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    03:18 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    U dây thần kinh thính giác phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm, nhưng khi kích thước khối u lớn lên chèn ép vào tiểu não, thần kinh và mạch máu lân cận dẫn đến giảm sự lưu thông não thất làm tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong.
    03:17 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn