image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
27/09/2024
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Một số khái niệm chung, cơ sơ khoa học của phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung – âm đạo.

Viêm âm đạo - cổ tử cung là một bệnh nhiễm trùng phụ khoa thường gặp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một bệnh không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe, hao tổn kinh tế mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sống của người phụ nữ, có khi để lại những hậu quả rất xấu cho người bệnh (viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung...) bởi vậy, viêm âm đạo - cổ tử cung là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm.

- Ung thư cổ tử cung là hậu quả cuối cùng của một quá trình diễn biến tự nhiên qua nhiều giai đoạn từ mức độ nhẹ đến mức độ trầm trọng hơn, với các thuật ngữ khác nhau tùy hệ thống phân loại: loạn sản (WHO), tân sản nội biểu mô – CIN (Richart), hay tổn thương nội biểu mô – SIL (Hệ Bethesda) và được gọi chung là những tổn thương tiền ung thư. Hiếm khi thấy ung thư xuất hiện trên một cổ tử cung lành mạnh bình thường. Quá trình diễn biến của ung thư cổ tử cung trải qua nhiều năm, đủ dài để có thể áp dụng các biện pháp ngăn ngừa phát hiện sớm; mặt khác, cổ tử cung là bộ phận hở dễ tiếp cận về mặt lâm sàng cho phép thực hiện các phiến đồ tế bào học phát hiện các tổn thương nội biểu mô và ung thư. Trên thế giới, nhiều chương trình phát hiện có hệ thống ung thư cổ tử cungđã được tiến hành và đã thu được kết quả chung là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nhờ phát hiện kịp thời các tổn thương ở giai đoạn sớm, có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Nhờ áp dụng chương trình sàng lọc, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm. Điều đó cho thấy, hiệu quả của chương trình sàng lọc này rất có ý nghĩa và ung thư cổ tử cung là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi hẳn nhờ vào những phiến đồ tế bào học.

  Phương pháp chẩn đoán tế bào học âm đạo - cổ tử cung ra đời có lẽ trước hết với mong muốn phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Khởi xướng từ năm 1928 bởi George Nicolas Papanicolaou với bài báo “Phương pháp mới chẩn đoán ung thư - New Cancer Diagnosis ” và được đông đảo y giới quan tâm khi ông cùng với Herbet Traut giới thiệu phương pháp này bằng bài báo “Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng phiến đồ âm đạo”, kể từ đó đến nay phương pháp này được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới và phương pháp nhuộm phiến đồ âm đạo - cổ tử cung mang tên Papanicolaou vẫn là hoàn hảo nhất, chưa có phương pháp nào thay thế được. Cũng giống như chẩn đoán mô bệnh học, kết quả chẩn đoán tế bào học phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Định vị tổn thương và kỹ thuật lấy bệnh phẩm.

- Những kỹ thuật để hoàn thành một phiến đồ

- Kinh nghiệm người đọc.

Trải qua gần một thế kỷ, chẩn đoán tế bào học âm đạo – cổ tử cung đã có nhiều thay đổi về cách phân loại, tiêu chuẩn chẩn đoán và cả dụng cụ và cách lấy tế bào làm phiến đồ. Yêu cầu của việc lấy bệnh phẩm phải thoả mãn 2 điều kiện: Lấy trúng và lấy đủ. Nếu lấy không trúng sẽ không phát hiện được tổn thương, nếu lấy không đủ có khả năng không chẩn đoán đúng hoặc bỏ sót bệnh. Những yêu cầu này đảm bảo cho phiến đồ phản ánh trung thực tình trạng bệnh lý âm đạo – cổ tử cung. Dụng cụ lấy tế bào là quệt bẹt Ayre cải tiến. Yêu cầu là phải lấy đựơc tế bào vùng chuyển tiếp. Quay quệt bẹt 360 độ, hơi mạnh tay, nếu có rớm máu là tốt nhất. Lúc này, các tế bào biểu mô cổ tử cung, âm đạo và các tế bào viêm, các nguyên nhân gây viêm đã được lấy ra và dính trên bề mặt của quệt bẹt. Để dễ dàng phân định các thành phần trên phiến đồ sau khi nhuộm, việc dàn phiến đồ cũng cần khéo léo, tránh bệnh phẩm chồng chất lên nhau. Sau đó, các phiến đồ được cố định ngay sau khi bệnh phẩm ở vùng rìa bắt đầu khô (đưa vào bể cố định hoặc dùng dung dịch cố định dạng xịt) trước khi chuyển về phòng thí nghiệm để nhuộm. 

2. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung âm đạo là gì?

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap được thực hiện để phát hiện sớm những tổn thương hay những thay đổi bất thường trong cổ tử cung của phụ nữ, những bất thường này có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm cho phụ nữ.

- Cổ tử cung là phần hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung là một phần quan trọng trong hệ thống sinh dục của phụ nữ. Nó là nơi dẫn máu từ trong tử cung ra ngoài mỗi khi có chu kỳ kinh nguyệt; là con đường dẫn tinh trùng vào trong tử cung và trong quá trình sinh nở cổ tử cung sẽ mở rộng để đẩy thai nhi ra ngoài.

- Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung xảy ra do sự biến đổi ác tính của các tế bào cổ tử cung.

3. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

- Việc lấy mẫu để xét nghiệm Pap sẽ được các bác sĩ lâm sàng trực tiếp thực hiện. Các bước thực hiện xét nghiệm này như sau:

- Bạn được nằm trên giường bệnh và bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách nằm sao cho thuận tiện nhất cho việc lấy mẫu.

- Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa (mỏ vịt) để mở rộng và cố định âm đạo của bạn giúp quan sát dễ dàng vùng cổ tử cung hơn.

- Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng để lấy các tế bào trên bề mặt cổ tử cung của bạn.

Các tế bào này sau khi lấy sẽ được phết lên một lam kính hoặc được bảo quản trong các lọ đựng mẫu chuyên biệt và gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành các bước kỹ thuật nhuộm phiến đồ. Sau đó được bác sĩ chuyên ngành Giải phẫu bệnh quan sát, nhân định dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này sẽ giúp quan sát các tế bào bất thường có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư hoặc cũng có thể tìm thấy các tế bào biến đổi hình thái do virus gây ra.

4. Khi nào cần xét nghiệm PAP?

Nhìn chung, nếu đang ở độ tuổi từ 21 đến 65, chị em nên làm xét nghiệm PAP thường xuyên:

  • Phụ nữ 21-29 tuổi nên làm xét nghiệm PAP 3 năm một lần.

  • Phụ nữ ở độ tuổi 30-65 tuổi nên làm xét nghiệm PAP mỗi 3 năm hoặc xét nghiệm HPV cứ sau 5 năm hoặc xét nghiệm đồng thời PAP và HPV sau mỗi 5 năm.

  • Sau 65 tuổi, hầu hết phụ nữ sẽ không cần xét nghiệm nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn vẫn nên sàng lọc thường xuyên kể cả sau 65 tuổi. Chị em có thể có nguy cơ cao hơn nếu bạn: đã có xét nghiệm PAP bất thường trong quá khứ, bị nhiễm HIV, có hệ thống miễn dịch suy yếu,...

Nếu bạn dưới 21 tuổi, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung không được khuyến khích. Nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi này là rất thấp. Ngoài ra, bất kỳ thay đổi nào trong tế bào cổ tử cung đều có khả năng tự khỏi.

5. Cách đọc kết quả xét nghiệm PAP

Kết quả xét nghiệm PAP được đánh giá theo phân loại của Hệ thống Bethesda, gồm hai nội dung chính: về viêm nhiễm âm đạo – cổ tử cung và có hay không các hình thái bất thường về tế bào học cổ tử cung.

Phần đánh giá tổn thương về thái bất thường về tế bào, được chia thành 3 trường hợp, bao gồm:

  • Kết quả bình thường: Không có thay đổi bất thường nào được tìm thấy trong các tế bào cổ tử cung của bạn. 

  • Kết quả không rõ: Mẫu xét nghiệm có thể không có đủ tế bào hoặc các tế bào có thể tụ lại với nhau hoặc bị chất nhầy che khuất. Bạn sẽ cần thực hiện lại xét nghiệm sau đó theo tư vấn của bác sĩ.

  • Kết quả bất thường: Những thay đổi bất thường đã được tìm thấy trong các tế bào cổ tử cung của bạn. Các bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu hơn như soi cổ tử cung (có sinh thiết hoặc không) để chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe.  Đôi khi kết quả là bình thường khi kết quả tế bào bất thường. Các bất thường tế bào thường gặp bao gồm:

    •   Các tế bào vảy không điển hình ý nghĩa không xác định (ASCUS): Đây là những tế bào bất thường nhẹ không đáp ứng các tiêu chí cho các tế bào tiền ung thư. Nếu có sự xuất hiện của các tế bào này, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung.

    •   Tổn thương nội biểu mô vảy (LSIL-HSIL): Những tổn thương này cho thấy những thay đổi tế bào tiền ung thư có thể cần phải xét nghiệm thêm.

Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm PAP

Có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trước khi làm xét nghiệm để kết quả chính xác hơn đó là:

+ Không quan hệ tình dục trong 2 - 3 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm.

+ Không sử dụng thuốc đặt âm đạo hay các chất thụt rửa âm đạo, băng vệ sinh trước khi làm xét nghiệm.

+ Nên đi vệ sinh trước khi làm xét nghiệm để tránh gây cảm giác khó chịu trong khi thu thập mẫu bệnh phẩm.

+ Việc sử dụng các thuốc điều trị, sử dụng các biện pháp tránh thai, bạn đang mang thai hay những thông tin về chu kỳ kinh nguyệt,… sẽ được các bác sĩ khai thác thêm để họ có thể phân tích và tư vấn chính xác kết quả của bạn.

4. Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của bạn. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh giúp hạn chế được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh là:

- Tiêm phòng vắc - xin HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

- Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, khoa học: ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin C cho cơ thể. Nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì thể dục thể thao mỗi ngày.

- Tinh thần vui vẻ, lạc quan tránh căng thẳng stress.

- Quan hệ tình dục an toàn, không lạm dụng thuốc tránh thai. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Như vậy, xét nghiệm PAP là phương pháp đơn giản, nhậy, đáng tin cậy, có hiệu suất cao và tiết kiệm, không gây đau đớn cho người bệnh,nhưng có vai trò quan trọng tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về xét nghiệm này. 

Bệnh viện Bưu điện với bề dày hoạt động đã đạt được nhiều thành tựu trong khám chữa bệnh, sở hữu những kỹ thuật máy móc hiện đại nhất, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tay nghề giỏi sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng nhất khi tới khám.

Bên cạnh các xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung Bệnh viện cũng có thực hiện thêm các xét nghiệm tầm soát sớm nhiều loại ung thư khác như: ung thư vú, ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư tuyến giáp…

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn