image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
30/09/2024
Viêm VA cấp tính và mạn tính
VA xuất hiện ở trẻ từ khi mới sinh ra, đến 6 tháng tuổi phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Từ 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ có vết tích ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ tiếp xúc quá nhiều vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp làm VA hoạt động quá tải sẽ dẫn đến viêm VA. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm VA và viêm VA cấp và mạn tính có những biểu hiện gì?

VA xuất hiện ở trẻ từ khi mới sinh ra, đến 6 tháng tuổi phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Từ 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ có vết tích ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ tiếp xúc quá nhiều vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp làm VA hoạt động quá tải sẽ dẫn đến viêm VA. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm VA và viêm VA cấp và mạn tính có những biểu hiện gì?

1. VA là gì?

            VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi thở, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5mm, không cản trở đường thở. Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. 

2. Những biểu hiện của viêm VA cấp và viêm VA mạn tính

2.1. Viêm VA cấp tính

Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.

Bệnh viêm VA diễn biến cấp tính với các biểu hiện:

  • Trẻ bị sốt, 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C.

  • Nghẹt mũi, ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín.Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.

  • Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng: nước mũi lúc đầu trong về sau đục.

  • Ho: thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba. Trẻ ho do khô miệng vì thường xuyên thở bằng miệng hoặc do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng.

  • Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.

  • Trẻ nghe kém.

  • Khám lâm sàng: 

  • Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ.

  • Niêm mạc họng đỏ, thành sau họng có dịch mũi chảy từ trên vòm xuống.

  • Sưng hạch góc hàm

2.2 . Viêm VA mạn tính

 Bệnh xảy ra ở độ tuổi tương tự nhưng là hậu quả sau nhiều lần viêm VA cấp tính gây ra. Bệnh viêm VA mạn tính, các tổ chức VA đã bị xơ hóa sau nhiều lần viêm cấp. Đến giai đoạn này, thường chỉ xảy ra 2 dấu hiệu là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính:

  • Trẻ chảy nước mũi trong hoặc dịch nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.

  • Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.

Nếu tình trạng viêm kéo dài, trẻ dễ bị thiếu oxy não trầm trọng và có thể xảy ra các biểu hiện nặng hơn như:

  • Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.

  • Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.

  • Rối loạn phát triển khối xương mặt: trẻ thường xuyên thở miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển.

3. Điều trị viêm VA

            Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên kết quả chẩn đoán. Hiện nay, chẩn đoán  viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là phương pháp ưu việt nhất, giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA.

             Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy viêm VA cấp tính, chưa có biến chứng, điều trị bằng thuốc là phương pháp được ưu tiên. Nhưng nếu viêm nhiễm tái diễn nhiều lần hoặc có biến chứng, can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết.

3.1. Điều trị viêm VA cấp tính

  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để giúp người bệnh dễ thở hơn

  • Điều trị tại chỗ bằng thuốc giảm viêm, có thể phối hợp thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.

  • Kháng sinh toàn thân được áp dụng cho trường hợp nặng và có biến chứng.

  • Sử dụng thuốc để điều trị viêm VA cấp ở trẻ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.

3.2. Điều trị viêm VA mạn tính

            Viêm VA mạn tính thường cần điều trị bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật nạo VA. 

Chỉ định: 

  • Viêm VA nhiều đợt cấp tính, tái phát trên 5 lần/ năm

  • Viêm VA điều trị bằng thuốc không hiệu quả

  • Viêm VA gây biến chứng, gồm biến chứng gần như viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm sưng hạch… và biến chứng xa như viêm khớp hay viêm cầu thận cấp…

  • VA phì đại, ảnh hưởng đường thở gây nghẹt mũi kéo dài, khó nuốt, khó nói. Có thể có biến chứng ngưng thở khi ngủ.

            Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại, an toàn, không biến chứng, ít gây đau đớn. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bưu điện đang áp dụng công nghệ phẫu thuật nạo VA cho trẻ bằng dao Plasma. Dao Plasma là công nghệ tiên tiến hàng đầu giúp loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm trong thời gian ngắn nhất. Dao Plasma có thể cắt, đốt và cầm máu đồng thời ngay trong khi mổ. Hơn nữa, lưỡi dao có thể linh hoạt thay đổi hình dạng và góc độ, giúp tiếp cận hiệu quả các khu vực hẹp, khuất, nâng cao hiệu quả phẫu thuật. Trẻ sau mổ ít đau hơn, hồi phục nhanh hơn, có thể ra viện trong vòng 24 giờ sau mổ.

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn