image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
22/09/2024
Viêm loét giác mạc do nấm
1. Mở đầu Viêm loét giác mạc do nấm là tổn thương viêm loét đứng thứ hai sau vi khuẩn về tần suất gặp. Mặc dù ít gặp hơn nhưng tiên lượng của viêm loét giác mạc do nấm thường sấu hơn, số lượng thuốc chống nấm để lựa chọn ít hơn nhiều so với kháng sinh chống vi khuẩn và giá thành đắt.

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng lâm sàng

2.1.1. Cơ năng

- Mắt đau, đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, tiết tố, cảm giác dị vật.

- Thường có bệnh sử chấn thương nhẹ, đặc biệt là chấn thương nông nhiệp do các tác nhân thực vật (cành cây, hạt thóc…), đeo kính tiếp xúc.

- Tiến triển thường chậm hơn viêm giác mạc do vi khuẩn.

2.1.2. Thực thể

- Nấm sợi: Vùng đục (thâm nhiễm) màu trắng xám ở nhu mô giác mạc có bờ nham nhở. Biểu mô bên trên vùng thâm nhiễm có thể cao hơn so với bề mặt giác mạc còn lại, hoặc có thể có một tổn hại biểu mô và mỏng nhu mô (loét).

- Nấm không sợi: thâm nhiễm nhu mô màu trắng xám giống như loét do vi khuẩn.

- Những tổn thương vệ tinh ở xung quanh thâm nhiễm đầu tiên, cương tụ kết mạc, tiết tố mủ nhầy, phản ứng tiền phòng, mủ tiền phòng. Thâm nhiễm thường lan rộng ra ngoài tổn hại biểu mô nhiều hơn so với loét do vi khuẩn. 

Hình ảnh ổ loét giác mạc do nấm

Hình ảnh ổ loét bắt màu Fluoresin

 

2.2. Cận lâm sàng

- Soi tươi và nhuộm soi: Nhuộm KOH, nhuộm Gram, Giemsa…

- Nuôi cấy.

3. Nguyên nhân

- Nấm sợi: Fusarium hoặc loài Aspergillus thường gặp nhất: thường do chấn thương bởi tác nhân thực vật ở mắt hoặc do đeo kính tiếp xúc.

- Nấm không sợi (loài Candida): thường ở mắt có bệnh từ trước như khô mắt, viêm giác mạc do herpes, Zona, hở mi và dùng corticoid kéo dài.

4. Điều trị

- Cần theo dõi sát người bệnh, nếu cần có thể cho nhập viện điều trị

- Nhỏ Natamycin5% (đặc biệt cho nấm sợi), Amphotericin B 0,15% (đặc biệt là do candida) hoặc ketoconazol nồng độ cao 1%. Liều ban đầu 1-2h/lần trong 24h, sau đó giảm liều dần trong 4-6 tuần.

- Kháng sinh tại chỗ: Vigamox x 5 lần/ngày

- Thuốc liệt thể mi (cyclopentolate 1% 3 lần/ngày, atropin 1% 2-3 lần/ngày nếu có mủ tiền phòng).

- Không dùng steroid nhỏ mắt.

- Thêm các thuốc kháng nấm đường uống như Fluconazol hoặc itraconazol với liều nạp 200-400 mg, sau đó 100 – 200mg/ngày.

- Nạo biểu mô để tạo thuận lợi cho sự thâm nhập của thuốc kháng nấm.

Hình ảnh ổ loét sẹo hoá sau điều trị

 

5. Phòng bệnh

- Đề phòng chấn thương mắt trong lao động, đặc biệt là chấn thương nông nghiệp bằng dùng kính bảo hộ mắt trong lao động sản xuất.

- Khi gặp chấn thương cần vệ sinh sạch mắt ngay bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý và tới khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Tại cơ sở chuyên khoa tiến hành nhỏ tê và nhỏ Betadine 0,5% dự phòng nấm.

- Vi sinh, bảo quản và đeo kính tiếp xúc đúng cách, đúng theo quy trình đeo kính tiếp xúc tránh nhiễm nấm.

- Đảm bảo khẩu phần ăn có rau củ quả giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng tăng cường sức khoẻ.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn