image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
27/09/2024
Thiếu máu trên người bệnh thận nhân tạo chu kỳ
1. Mở đầu Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp ở người bệnh có bệnh thận mạn  nói chung và người bệnh thận nhân tạo chu kỳ nói riêng. Thiếu máu xuất hiện ngay từ các giai đoạn đầu của tổn thương thận mạn tính và càng tiến đến giai đoạn sau thì tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng vì lý do giảm khả năng sản xuất Erythropoietin (EPO) - một chất cần thiết trong quá trình biệt hóa hồng cầu ở tủy xương. Thiếu máu làm tăng nặng tiên lượng và nguy cơ tử vong bởi các bệnh lý kèm theo trên người bệnh thận nhân tạo chu kỳ. Do đó điều trị thiếu máu là một mục tiêu quan trọng cần lưu ý trên đối tượng người bệnh thận nhân tạo chu kỳ.

2. Cơ chế thiếu máu

Thiếu máu ở người bệnh thận nhân tạo chu kỳ do nhiều yếu tố.

- Thiếu nguyên liệu tạo máu: sắt, acid folic, vitamin B12, các dinh dưỡng khác do quá trình ăn uống

- Ure máu cao dẫn đến đời sống hồng cầu bị rút ngắn.

- Giảm sinh hồng cầu do giảm sản xuất EPO

+ EPO là một hormon thiết yếu để tạo hồng cầutrong tủy xương. Phần lớn EPO do thận sản xuất, một phần nhỏ (10-14%) do gan tổng hợp (gan là cơ quan chính sản xuất ra EPO ở bào thai). 

+ EPO tác dụng như một yếu tố tăng trưởng, kích thích hoạt tính gián phân các tế bào gốc dòng hồng cầu và các tế bào tiền nguyên hồng cầu. EPO cũng có tác dụng gây biệt hóa, kích thích biến đổi đơn vị tạo quần thể hồng cầu thành tiền nguyên hồng cầu.

- Tuỷ xương đề kháng với EPO với những người bệnh đã dùng EPO trong thời gian dài.

- Mất máu mạn tính qua lọc máu chu kỳ do mỗi buổi lọc người bệnh có thể mất một lượng nhỏ máu trong dây quả lọc, trong thời gian dài.

- Cường cận giáp thứ phát.

 

3. Chẩn đoán xác định 

Thiếu máu trên người bệnh thận nhân tạo chu kỳ

- Hb < 110 g/l (HCT <33%) ở nữ

- Hb < 120 g/l (HCT <37%) ở nam 

4. Điều trị

Đích điều trị thiếu máu trên người bệnh thận nhân tạo chu kỳ là sự cân bằng giữa việc đạt được một nồng độ Hb mong muốn và giảm thiểu tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị thiếu máu. Bổ sung sắt và sử dụng EPO tái tổ hợp là 2 yếu tố quan trọng trong điều trị thiếu máu. Trong đó, bổ sung sắt là bước đầu tiên trong quản lý thiếu máu.

4.1 Đánh giá tình trạng dự trữ sắt

Theo KDOQI 2012, để đánh giá tình trạng dự trữ sắt thì Ferritin huyết thanh và Transferin là 2 xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất

- Ferritin huyết thanh là chỉ số đánh giá tình trạng dự trữ sắt của cơ thể, phản ánh dữ trữ sắt trong gan, lách, tuỷ xương và tế bào lưới nội môi.

- Transferin là glycoprotein trong máu, được tổng hợp ở gan giúp vận chuyển sắt đến các cơ quan cần sắt trong cơ thể.

- Chỉ số TSAT đánh giá lượng sắt thực sự được gắn mang đến để tổng hợp Hb

TSAT % = Sắt huyết thanh x 398,2/ Transferin

4.2. Đích điều trị thiếu máu

- Đạt được nồng độ Hb duy trì trong khoảng từ 110-120g/l, không vượt quá 130g/l

- TSAT 30-50%

- Ferritin 500-800ng/ml

4.3. Điều trị bổ sung sắt

4.3.1. Chỉ định

- Thiếu sắt tuyệt đối (Ferritin < 100 và TSAT ≤ 20%)

- Thiếu máu có TSAT ≤30% và Ferritin ≤500ng/mL

4.3.2. Chống chỉ định: 

- TSAT > 30% vì ít khả năng đáp ứng

- Ferritin > 800ng/mL (cần loại trừ viêm mạn tính hay bệnh lý mạn tính trước)

- Người bệnh đang nhiễm khuẩn cấp hay mạn tính

4.3.3. Đường dùng: Đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, phụ thuộc

- Mức độ thiếu máu, thiếu sắt

- Khả năng dung nạp sắt đường uống

- Đáp ứng trước đây với sắt đường uống

- Phản ứng phụ với sắt truyền tĩnh mạch

* Đường uống

FeSO4 325mg x 3 viên/ngày  (65mg Fe/ 1 viên)

Fe (III) citrat (vai trò gắp phosphate)

Fe (III) fumarate

Fe (III) hydroxyd polymaltose

Tác dụng phụ của chế phẩm sắt Đường uống:

Sắt không heme: táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, vị kim loại trong miệng, phân đen, khó hấp thu khi pH dạ dày cao (nên phối hợp vitamin C)

Sắt heme: ít tác dụng phụ hơn, phối hợp vitamin C không làm tăng hấp thu

* Cân nhắc sắt truyền tĩnh mạch cho đối tượng người bệnh

- Thiếu sắt nặng (TSAT < 12%)

- Thiếu máu nặng (Hb < 70g/L) và không có triệu chứng lâm sàng

- Nguy cơ mất máu tiếp diễn

- Tiền sử tác dụng phụ với sắt đường uống

- Tiền sử không đáp ứng với sắt đường uống sau 1-3 tháng

Chế phẩm

Cách dùng

Săt dextran (nhiều tác dụng phụ)

 

Sắt sucrose

Fe (III) gluconate

Fe (III) carboxymaltose

 

1000mg Fe / 1 đợt điều trị

Truyền TM chậm trong ít nhất 30 phút

 200mg / ngày x 5 ngày

 200mg / 2 ngày x 10 ngày

 100mg/ngày x 10 ngày

 

Tác dụng phụ chế phẩm sắt đường tĩnh mạch

Tụt HA

Phản ứng phản vệ

Buồn nôn, đau dạ dày

4.4. Điều trị bổ sung EPO

4.4.1. Chỉ định:

- Hb < 100g/L + TSAT>25% và Ferritin >200ng/mL

- TSAT ≤25% và Ferritin ≤500ng/mL đã bổ sung sắt mà Hb chưa đạt đích

4.4.2. Chống chỉ định tương đối:

- Tăng huyết áp không kiểm soát

- Đột quỵ não

- Bệnh lý ác tính tiến triển

4.4.3. Đường dùng: tĩnh mạch, dưới da, dây quả lọc máu

4.4.4. Chế phẩm:

  • Epoetin-alfa

  • Epoetin-beta

  • Darbepoetin-alfa

  • CERA (continous erythropoietin receptor activator)

4.4.5. Đích điều trị: Hb tăng 10g/L mỗi tháng và duy trì 110-115 trong vòng 4 tháng từ khi bắt đầu điều trị

Loại chế phẩm EPO

Liều khởi đầu

Hb tăng > 10g/L 

/2 tuần

Hb >115g/L

 

Epoetin-alfa

Epoetin-beta

20 – 50UI/kg/lần 

x 3 lần/tuần

Giảm 25% liều

 

Giảm 25%

Có thể tạm ngừng EPO và bắt đầu lại với liều 75% liều cũ

Darbepoetin-alfa

0.45µg/kg/tuần

0.75µg/kg/ 2 tuần (SC)

CERA

0.6µg/kg/ 2 tuần

1.2µg/kg/ 4 tuần

 

5. Kết luận

Điều trị thiếu máu tích cực trên người bệnh thận nhân tạo chu kỳ là 1 chiến lược để giảm bớt các biến chứng và nguy cơ tử vong cho người bệnh, duy trì nồng độ Hb đồng thời giảm thiểu sự cần thiết phải truyền máu. Tuy nhiên việc sử dụng các chế phẩm sắt và EPO cũng cần được thận trọng, có sự theo dõi chặt chẽ dựa trên các triệu chứng thiếu máu và các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan.

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn