image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
30/09/2024
Những điều cần biết về phôi khảm

Chắc hẳn rằng nhiều gia đình hiếm muộn khi trải qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, hay gọi tắt là IVF, đã từng ít nhất một lần nghe qua về thuật ngữ “phôi khảm”. Tuy vậy, không nhiều người trong số các người bệnh có những hiểu biết đúng về phôi khảm, kể cả các người bệnh đã trải qua các chu kì chuyển phôi khảm. Chúng ta thường nghe phôi khảm 20, 30, 40, 50 %... Vậy thì thực sự phôi khảm là gì và các bậc cha mẹ cần lưu ý những gì trên hành trình đón một em bé “khảm” về nhà?

  1. PHÔI KHẢM LÀ GÌ

Phôi khảm là hiện tượng tồn tại hai hoặc nhiều dòng tế bào khác nhau về mặt di truyền trong cùng một phôi. Hiện tượng này được xem là tương đối phổ biến trên phôi người, với tỉ lệ 15-90% phôi giai đoạn phân chia và 30-40% phôi nang (Fragouli E và cs., 2011; Taylor và cs., 2014). 

  1. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH 

Khi hợp tử của người được hình thành, chúng sẽ có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n=46, với 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Hợp tử sẽ trải qua hàng chục, hàng trăm lần phân bào để hình thành nên phôi. Và chỉ cần 1 lần phân bào gặp sai sót trong việc phân ly các nhiễm sắc thể về hai tế bào con, lập tức sẽ hình thành nên hai dòng tế bào, một dòng tế bào mang nhiều NST hơn dòng tế bào còn lại, khi đó các tế bào con không còn là tế bào nguyên bội 2n=46, mà có thể là 2n+1, 2n-1... Và hiện tượng sai sót khi phân ly NST này, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều cặp nhiễm sắc thể, đưa đến một phôi bị khảm một hoặc nhiều cặp NST với tỉ lệ khảm rất khác nhau, có thể là 20, 30, 40, 50, 60%... Sai sót trong nguyên phân được xem là cơ chế chính tạo nên phôi khảm.

  1. TẠI SAO CHÚNG TA NÊN CHO CÁC “BÉ” PHÔI KHẢM CƠ HỘI

Trước tiên, chúng ta cần hiểu sơ qua về cấu tạo của phôi nang (thường tương đương với phôi ngày 5-6 về mặt thời gian). Phôi nang bao gồm bề mặt bên ngoài là khối tế bào ngoài phôi (trophectoderm - TE) và khối phôi bào (inner cell mass - ICM). Các tế bào của TE sẽ phát triển thành các thành phần phụ của thai là dây rốn, bánh rau, còn khối ICM sẽ phát triển thành em bé. Kĩ thuật sinh thiết phôi nang hiện nay cho phép ta lấy đi một vài tế bào của TE, vì vậy kết quả trả về có thể không đại diện cho toàn bộ phôi. Khảm TE hoàn toàn có thể đi kèm với một khối ICM bình thường. 

Hơn nữa, tự nhiên có những cơ chế diệu kì của riêng nó, phôi có khả năng cô lập và gây chết theo chương trình với các tế bào mang bộ NST bất thường. Các nhà khoa học quan sát thấy, tỉ lệ khảm của phôi giảm dần qua các giai đoạn phát triển của phôi.

Hơn nữa, hiện nay, một nhóm đối tượng khá đáng kể trong số các người bệnh thực hiện IVF là các gia đình có cha, mẹ, đặc biệt là người mẹ lớn tuổi. Do đặc điểm của tuổi tác, số trứng thu được sau chọc hút thường là ít, kéo theo số lượng phôi nang là thấp. Vì vậy, đối với họ, từng “em bé” phôi đều đáng giá vô cùng. Nếu có cơ hội được đưa một sinh linh đến với thế giới, câu trả lời của họ sẽ luôn luôn là có.

 

  1. CÁC BẬC CHA MẸ CẦN LƯU Ý GÌ TRONG THAI KÌ NẾU CHUYỂN PHÔI KHẢM

Mặc dù đã có nhiều em bé khỏe mạnh sinh ra từ việc chuyển phôi khảm, tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, khi đã quyết định chuyển phôi khảm, thì chúng ta cũng phải chấp nhận tỉ lệ chuyển phôi thất bại, thai bất thường, thai lưu, thai sảy sẽ nhiều hơn so với chuyển phôi nguyên bội (kết quả sinh thiết phôi là bình thường). Thai kì chuyển phôi khảm nên được xem là thai kì nguy cơ cao và cần được theo dõi sát sao, cũng như việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản là cần thiết. 

Các bậc cha mẹ hẳn không còn xa lạ với xét nghiệm NIPT (non invasive prenatal testing) hay xét nghiệm tiền sản không xâm lấn. Nguyên lí của xét nghiệm này là kiểm tra các DNA tự do của con lưu hành trong máu mẹ, từ đó phát hiện các thai nhi có bất thường NST. Tuy nhiên các DNA tự do này của con lại có nguồn gốc từ rau thai, vì thế sau cùng NIPT cũng chỉ là một xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán. 

Nếu muốn có thông tin chắc chắn về bộ NST của em bé, các bậc cha mẹ sẽ được khuyên nên chờ đợi tới thời điểm 16 tuần để thực hiện xét nghiệm chọc ối, một xét nghiệm cho phép ta tiếp cận được DNA của em bé trong nước ối. Tuy nhiên đây là một xét nghiệm xâm lấn và nó đi kèm với một tỉ lệ rất nhỏ của nhiễm trùng, rỉ ối và mất thai.

Theo ESHRE 2022 (tổ chức sinh sản và phôi học người của Châu Âu) hiện không có một khuyến cáo cụ thể nào về việc thực hiện các xét nghiệm tiền sản trong thai kì với phôi khảm. Quyết định của việc thực hiện xét nghiệm nên đến từ cả 2 phía, bác sĩ và người bệnh, sau khi cân nhắc các yếu tố nguy cơ và lợi ích. Cần nhấn mạnh vai trò của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (đặc biệt là siêu âm, và trong một số trường hợp là MRI – cộng hưởng từ) trong thai kì. Một kết quả NIPT bình thường và một kết quả siêu âm chưa phát hiện bất thường, thường là đủ để người bệnh yên tâm. Nếu NIPT trả kết quả bất thường hoặc siêu âm chỉ ra một hay nhiều bất thường hình thái, xét nghiệm chọc ối sẽ được đề nghị ngay lập tức. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều bậc phụ huynh khá cẩn thận và quyết định thực hiện xét nghiệm chọc ối cho thai nhi, mặc dù siêu âm và NIPT có thể là bình thường. Sau sinh, để chắc chắn hơn nữa, có thể thực hiện kiểm tra NST đồ máu ngoại vi cho bé.

  1. CÁC BÉ PHÔI KHẢM TẠI BVBD 

Việc thực hiện chuyển phôi khảm thực tế đã không còn xa lạ tại trung tâm HTSS – BVBD. Theo Ths.BS Hoàng Thị Hải, kết quả chuyển phôi khảm tại trung tâm tính từ T12- 2021 – T12- 2023: trong tổng số 116 ca, tỉ lệ làm tổ là 50,3% và tỉ lệ thai diễn tiến/sinh sống là 40,5%. Trong nghiên cứu có 22/27 trường hợp làm NIPT bình thường, từ chối làm xét nghiệm xâm lấn; 2 ca chọc ối lúc 16 và 17 tuần; 3 ca từ chối sàng lọc và chẩn đoán trước sinh. Tất cả các bé cho đến thời điểm nghiên cứu đều hoàn toàn bình thường, không ghi nhận bất thường trong thai kì hay sau sinh. Kết quả này cũng khá tương đồng với một số nghiên cứu trên thế giới, như của Lin và cộng sự (2020), với cỡ mẫu 108 phôi khảm, ghi nhận tỉ lệ sinh sống 36%; hay của Spinella và cộng sự (2018) với cỡ mẫu 77 phôi khảm, ghi nhận tỉ lệ sinh sống 42%.

 Ngày nay, với sự phát triển của các phương pháp Hỗ trợ sinh sản, rất nhiều cặp vợ chồng đã được trải nghiệm niềm hạnh phúc khi được làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên con đường này không hề dễ dàng, đứng trước mỗi quyết định chuyển phôi, các người bệnh và cả các bác sĩ đều vô cùng cân nhắc và đắn đo, chuyển phôi ngày mấy, chuyển phôi tươi hay phôi trữ, chuyển mấy phôi, trường hợp nào thì nên xét nghiệm tiền làm tổ cho phôi, có nên chuyển phôi khảm hay không, tỉ lệ khảm bao nhiêu là cao, cũng như sau khi có thai thì sẽ quản lí thai kì ra sao… Có vô vàn các câu hỏi sẽ được đặt ra, và chúng tôi, trung tâm Hỗ trợ sinh sản – BV Bưu điện, sẽ luôn đồng hành cùng các bậc phụ huynh tương lai trên con đường chông gai và cũng vô vàn hạnh phúc này.

 Tài liệu tham khảo

1, Pregnancy and Neonatal Outcomes after Transfer of Mosaic Embryos: A Review – Sina Abhari 2021

2, EVALUATION OF MOSAIC EMBRYO TRANSFER OUTCOMES: 
A RETROSPECTIVE COHORT STUDY – Hoang Thi Hai 2024

3, ESHRE survey results and good practice recommendations on managing Chromosomal Mosaicism 2022

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn