image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
24/09/2024
Những điều cần biết về nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh phổ biến, gây cảm giác khó chịu và có thể để lại hậu quả nặng nề nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bài viết này mong muốn cung cấp một số thông tin và phương pháp phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infection - UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.

Nhìn chung, 40% phụ nữ có khả năng bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tại một số thời điểm trong đời. Ở Singapore, thống kê cho thấy 4% phụ nữ trưởng thành bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, và tỉ lệ này tăng lên 7% ở độ tuổi 50. Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 30 lần nam giới, với gần một nửa trong số họ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu một lần trong đời. Thống kê cho thấy cứ ba phụ nữ thì có một người mắc một đợt nhiễm trùng đường tiết niệu năm 24 tuổi. Các bạn nữ đã quan hệ tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất. Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và người bệnh phải đặt ống thông tiểu.

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu chính là nguyên nhân tại sao các bé gái thường được dặn dò phải chùi từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh. Đó là bởi niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài - nằm gần hậu môn. Vi khuẩn từ ruột già như E.coli có địa thế tuyệt hảo để tấn công niệu đạo từ hậu môn. Từ đó, chúng có thể đi du lịch ngược dòng lên bàng quang, và nếu sự nhiễm trùng không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công hai quả thận. Phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.

 

3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Để nhận diện nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy để ý đến các triệu chứng sau:

+ Cảm giác rát buốt khi bạn đi tiểu

+ Đi tiểu thường xuyên, thậm chí khi bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu

+ Đau tức lưng hoặc bụng dưới

+ Cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy

+ Sốt hoặc rét run (Dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận)

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đã mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy khám bác sĩ ngay. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu của bạn để xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt kẻ xâm nhập. Người bệnh nên uống thuốc đúng theo liệu trình và uống thật nhiều nước để giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

 

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính

Cứ 1 trong 5 phụ nữ bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu lần hai, trong khi một số phụ nữ cứ bị hết lần này đến lần khác. Trong hầu hết các trường hợp, thủ phạm là một loại hoặc chủng vi khuẩn khác nhau. Nhưng một số loại có thể xâm chiếm các tế bào của cơ thể và tạo thành một cộng đồng an toàn không sợ kháng sinh và hệ miễn dịch. Một nhóm những kẻ nổi loạn này có thể đi ra khỏi các tế bào, và sau đó xâm chiếm lại, cuối cùng thiết lập một binh đoàn vi khuẩn kháng kháng sinh có khả năng tấn công hết lần này đến lần khác.

Một số phụ nữ có gene di truyền với nhiễm trùng đường tiết niệu, trong khi những người khác có những bất thường trong cấu trúc của đường tiết niệu khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao hơn, bởi vì hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến họ ít có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng tiết niệu. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bao gồm mang thai, chấn thương tủy sống, điều trị corticoid kéo dài, tắc nghẽn hệ tiết niệu (sỏi, u, hẹp đường dẫn tiểu...).

5. Cách phòng chống tái nhiễm trùng đường tiết niệu

Hãy tham khảo các mẹo sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu:

Hãy đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu; đừng vội vàng mà hãy chắc chắn bàng quang đã cạn nước tiểu lúc đi vệ sinh!

+ Chùi từ trước ra sau.

+ Uống nhiều nước.

+ Tắm bằng vòi hoa sen hay vì ngâm bồn.

+ Tránh xa các loại thuốc xịt vệ sinh phụ nữ, thụt rửa có mùi thơm và các sản phẩm tắm có mùi thơm - chúng chỉ làm tăng kích ứng.

+ Vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục.

+ Đi tiểu sau khi quan hệ để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào niệu đạo của bạn.

+ Nếu bạn sử dụng màng ngăn âm đạo, bao cao su không có nhãn hoặc thạch diệt tinh trùng để tránh thai, hãy cân nhắc chuyển sang phương pháp khác. Màng ngăn âm đạo có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn, trong khi bao cao su và chất diệt tinh trùng không được kích thích có thể gây kích ứng. Tất cả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu.

+ Giữ vùng kín khô ráo bằng cách mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng. Tránh quần jean bó sát và đồ lót bằng nylon - chúng có thể giữ độ ẩm, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn