image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
22/09/2024
Giảm đau sau sinh mổ
Đau là nỗi lo sợ mà các bà mẹ sau mổ lấy thai không muốn trải nghiệm. Tại Việt Nam, ở các bệnh viện lớn, trung bình tỷ lệ mổ lấy thai là 35 – 40 trẻ trên một trăm trẻ sinh ra. Tỷ lệ này có xu hướng ngày càng gia tăng do bên cạnh những nguyên nhân y khoa còn có các trường hợp mổ sinh theo yêu cầu.

Việc nâng cao phục hồi sau phẫu thuật, trong đó có  giảm đau sau mổ lấy thai là mối quan tâm hàng đầu của thầy thuốc và người mẹ. Giảm đau tốt giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, có thể vận động và chăm sóc con sớm hơn, phòng chống huyết khối tĩnh mạch và giảm nguy cơ đau mạn tính sau mổ.

  1. Nguyên nhân gây đau sau mổ lấy thai:

     Các nghiên cứu đã chỉ ra 2 nguyên nhân dẫn đến đau sau mổ lấy thai. Thứ nhất là những vết thương trong quá trình mổ như rạch da, bóc tách các tổ chức, kẹp, kéo cầm máu, vết khâu. Do mức độ khó của phẫu thuật, thường những lần mổ sau sẽ có tổn thương mô, diện tích mổ lớn hơn các lần mổ trước. Nguyên nhân gây đau thứ hai là do cơn co tử cung. Co cơ tử cung sau mổ là hiện tượng sinh lý của cơ thể giúp tử cung co hồi về trạng thái ban đầu nhằm tránh mất máu và để tống sản dịch trong buồng tử cung ra ngoài. Nếu lần đầu làm mẹ, tử cung có độ đàn hồi tốt hơn nên sẽ bớt đau hơn so với những người đã từng sinh con trước đó. Vì những lý do trên, người mẹ sinh mổ lần sau thường sẽ đau hơn lần mổ đầu nếu không được quản lý đau tốt.

 

  1. Tác hại của đau sau mổ:

     Sau khi hết tác dụng của thuốc tê trong mổ, người mẹ sẽ bắt đầu hồi phục cảm giác và tùy từng cơ địa sẽ có mức độ đau khác nhau. Theo các nghiên cứu, đau sau mổ lấy thai được xếp vào loại đau có mức độ vừa và nặng, thường đau nhất ở 2 ngày đầu sau sinh và giảm dần mức độ vào ngày thứ 3. Đau sau mổ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe và tâm lý của người mẹ như hạn chế vận động, ảnh hưởng tới việc chăm sóc vết mổ và em bé, tăng nguy cơ hình thành huyết khối và trầm cảm sau sinh, kéo dài thời gian nằm viện, đặc biệt có thể dẫn đến tình trạng đau mạn tính sau mổ, là hiện tượng cơn đau vẫn còn sau mổ 3 tháng. Đây cũng được coi là biến chứng của cuộc phẫu thuật.

 

A person's stomach with a scar

Description automatically generated

 

  1. Phương pháp giảm đau sau mổ lấy thai:

     Có nhiều phương pháp giảm đau sau mổ lấy thai. Bên cạnh các phương pháp không dùng thuốc như  chiếu plasma vết mổ, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng tốt, cho bú sớm; ngày nay có rất nhiều loại thuốc và nhiều cách dùng thuốc để giảm đau sau mổ. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng.

  • Thuốc giảm đau, chống viêm đường toàn thân (Paracetamol và NSAIDs):

Là những loại thuốc giảm đau thông thường, dễ sử dụng, tác dụng giảm đau nhẹ và trung bình. Tuy nhiên thuốc lâu có tác dụng, có nguy cơ gây độc gan thận, chảy  máu đường tiêu hóa.

 

  • Thuốc giảm đau họ Morphin:

Morphin là loại thuốc giảm đau mạnh, có nhiều đường sử dụng khác nhau như tiêm dưới da, tiêm bắp, PCA (Patient Controlled Analgesia: Giảm đau đường tĩnh mạch người bệnh tự kiểm soát qua nút bấm). Tuy là thuốc có hiệu quả giảm đau mạnh nhưng chúng bài tiết qua sữa mẹ, có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, bí tiểu, ngứa, táo bón và nguy hiểm nhất là buồn ngủ, suy hô hấp. Thuốc phải được kê đơn của bác sĩ và được dùng ở những cơ sở y tế có điều kiện theo dõi, cấp cứu.

  • Gây tê ngoài màng cứng:

Là phương pháp giảm đau toàn diện và hiệu quả. Thuốc giảm đau được đưa liên tục vào khoang ngoài màng cứng qua một catheter nhằm mục đích ức chế dẫn truyền cảm giác đau của vùng cơ thể về não bộ. Tuy nhiên, phương pháp này có những tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, tê chân, bí tiểu. Ngoài ra, chúng được đánh giá là khá xâm lấn và không thể thực hiện trên những người bệnh sử dụng thuốc chống đông hay có cấu trúc cột sống bất thường.

  • Gây tê cơ vuông thắt lưng hướng dẫn siêu âm:

Gây tê cơ vuông thắt lưng là một kỹ thuật giảm đau mới và chỉ thực hiện được dưới hướng dẫn của siêu âm. Nhờ kết hợp với siêu âm, thuốc tê được đưa chính xác vào khoang chứa đám rối thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả, hạn chế tác dụng không mong muốn như ngộ độc thuốc, tổn thương các cơ quan. Phương pháp này được lựa chọn để giảm đau sau mổ cho các trường hợp mổ đường dưới rốn nói chung và mổ lấy thai nói riêng. Tuy nhiên do là phương pháp giảm đau bằng cách tiêm thuốc tê qua khoang mạc nên hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ lan của thuốc và không giống nhau giữa các người bệnh.

 

  1. Vậy đâu là phương pháp giảm đau tốt nhất?

     Phương pháp giảm đau sau mổ lấy thai tốt là phương pháp giảm đau hiệu quả nhưng phải đảm bảo được tính an toàn cho mẹ và bé, người mẹ có thể đi lại bình thường, ít tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, ngứa, bí tiểu,… Hiện nay, giảm đau đa mô thức là khuyến cáo tiêu chuẩn của các hiệp hội chống đau quốc tế. Người mẹ sau sinh mổ sẽ được tiến hành kỹ thuật gây tê vùng với hướng dẫn của siêu âm, đồng thời kết hợp với thuốc giảm đau đường đặt hậu môn và tiêm truyền. Sự kết hợp này nhằm mục đích tăng tác dụng giảm đau, đồng thời làm giảm các tác dụng không mong muốn của từng phương pháp.

Các thuốc và phương pháp giảm đau không ngừng được nghiên cứu và áp dụng với mục đích tăng cường hiệu quả điều trị đau và nâng cao sức khỏe sau sinh của người mẹ. Lựa chọn phương pháp giảm đau cần phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ, nhằm lựa chọn phương pháp giảm đau hiệu quả và phù hợp nhất với từng đối tượng.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn