image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
22/09/2024
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. Nó có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ ràng, đó là khi thủy tinh thể bình thường hoặc trong.

Khi thủy tinh thể bị đục, những tia sáng không thể đi qua được, tùy theo mức độ đục mà trẻ nhìn mờ đi hoặc không nhìn thấy gì. Bệnh có thể xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh (hay còn gọi là đục thể thủy tinh bẩm sinh) hoặc trong quá trình trẻ lớn lên (hay còn gọi là đục thể thủy tinh trẻ em). Có khoảng 0,4% số trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hay sớm xuất hiện.

Khác với người lớn, đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến nhược thị.

1. Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh:

Đục thủy tinh thể ở người lớn thường kết hợp với các quá trình lão hóa. Nhưng đục thủy tinh thể bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh là do nhiều nguyên nhân bao gồm: Các xu hướng di truyền, nhiễm trùng, các vấn đề chuyển hóa, đái tháo đường, chấn thương, viêm và các phản ứng thuốc. VD như kháng sinh Tetracycline dùng điều trị nhiễm trùng cho phụ nữ mang thai đã được chứng minh gây ra đục thủy tinh thể cho các trẻ sơ sinh.

Đục thủy tinh thể cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh khi người mẹ mang thai mắc các bệnh nhiễm trùng như sởi, sởi Đức (rubella), bệnh rubela, thủy đậu, cytomegalovirus (CMV), herpes simplex, herpes zona, bệnh bại liệt trẻ em, bệnh cúm, bệnh do virut Epstein-Barr, giang mai và toxoplasmosis. 

Trong đục thủy tinh thể bẩm sinh, có tới 33% trường hợp bị bỏ sót lúc mới đẻ. Trong đục thủy tinh thể bẩm sinh do di truyền và một số các dạng khác, các bất thường có thể xảy ra trong sự tạo ra các proteins cần thiết để duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể.

 

2. Biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể:

Một số triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh

- Thị lực giảm: Trẻ có dấu hiệu quờ quạng đồ vật xung quanh, mức độ giảm của thị lực tỉ lệ thuận với mức độ đục của thủy tinh thể. Khi trẻ lớn hơn, gia đình có thể đo mắt để biết chính xác.

- Lóa mắt: Đục thủy tinh thể sẽ khiến trẻ bị lóa mắt khi nhìn. Đây là dấu hiệu đặc trưng khi mảng đục xuất hiện ở dưới bao sau thủy tinh thể.

- Khả năng nhìn gần tốt hơn: Thủy tinh thể khi bị đục có xu hướng cận thị nên trẻ sẽ nhìn gần rõ hơn.

- Lác mắt: Khi trẻ bị lác mắt, phụ huynh cần đưa đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể.

 - Các triệu chứng khác:

Không biết nhìn theo đồ chơi (trẻ dưới 1 tuổi), thường đụng phải đồ vật khi đi, tư thế ngồi xem tivi bất thường (trên 3 tuổi), thị lực giảm mạnh khi đi học...

 

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

 

3.Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh:

Ngày nay, bệnh đã có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bị đục. Khác với điều trị ở người lớn, người bệnh là trẻ sơ sinh cần có dụng cụ và kỹ thuật mổ phù hợp. Phương pháp mổ đang được áp dụng nhiều nhất với cả người lớn và trẻ con hiện nay là mổ Phaco.

Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể

Với phương pháp mổ Phaco, thủy tinh thể sẽ được hút qua một vết rạch nhỏ ở mắt bằng sóng siêu âm Phaco. Tùy vào nhu cầu và điều kiện, một thấu kính nội nhãn sẽ được cấy ghép vào mắt hoặc trẻ sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh thị lực. Trong nhiều trường hợp, hai phương án trên được sử dụng kết hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.

Thời gian thay thủy tinh thể phù hợp dành cho trẻ:

- Đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ, bé dưới 3 tháng tuổi có thể tiến hành phẫu thuật. Nếu bé bị đục thủy tinh thể ở một trong hai bên mắt, gia đình có thể cân nhắc phẫu thuật khoảng 6 tuần sau khi sinh.

- Đối với trường hợp đục thủy tinh thể song phương toàn bộ, phẫu thuật cần được thực hiện ngay từ những tháng đầu tiên. Trẻ dưới 5 tuổi chỉ được dùng kính đeo mắt hoặc kính áp tròng để hiệu chỉnh thị lực. Trẻ trên 5 tuổi đủ điều kiện để cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo.

Phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục được đánh giá là hướng điều trị triệt để và có độ an toàn cao. 90% các ca bệnh đều nhận được kết quả tốt hậu phẫu thuật. Do đó, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh đã không còn là mối lo đối với các phụ huynh hiện nay.

 

4. Các biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể:

- Viêm màng bồ đào: Ở trẻ em mắt khi đã được đặt kính nội nhãn, sự hình thành phản ứng viêm và dính móng có thể làm tăng tỷ lệ tăng sinh của tế bào biểu mô thủy tinh thể ở cả phía trước, sau.

- Đục bao sau: Biến chứng này có thể gặp ở hầu hết mọi đứa trẻ khi không được cắt mở bao sau.

- Glocom: Sau phẫu thuật đục thể thủy tinh ở trẻ nhỏ, tình trạng Glocom đã được ghi nhận là gặp rất nhiều, biến chứng này có thể sẽ xảy ra rất sớm ở giai đoạn ngay sau khi phẫu thuật hoặc có thể sẽ xuất hiện muộn hơn sau nhiều năm.

- Bong võng mạc: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng lại đe dọa thị lực nghiêm trọng ở trẻ em sau khi đã được phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục.

 

Đục thể thủy tinh bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp của mắt xảy ra trước khi sinh hoặc ngay lúc vừa mới sinh. Đa số đục thể thủy tinh bẩm sinh đều phải cần đến phẫu thuật để có thể lấy bỏ thủy tinh thể đục. Tuy nhiên, thị giác của trẻ sẽ không thể nào hồi phục lại được một cách hoàn hảo sau khi phẫu thuật nếu như không được lấy bỏ đục thủy tinh thể trong năm đầu đời. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện như vậy thì sẽ đưa trẻ đi khám ngay.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn