image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
27/09/2024
Dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ
Cùng với thuốc, điều trị thay thế thận (lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận) dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Suy dinh dưỡng là yếu tố dự báo làm gia tăng tỷ lệ bệnh cũng như tỷ lệ tử vong ở người bệnh lọc máu.

1. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

- Thời gian trước lọc kiêng khem quá (hạn chế đạm và phốt pho).
- Dinh dưỡng không thích hợp vì: hội chứng biếng ăn, bệnh lý dạ dày/ruột, viêm, nhiễm trùng tái diễn, dùng thuốc gắn phốt pho, yếu tố tâm lý tâm lý (trầm cảm, nghèo đói, rượu), các yếu tố liên quan đến lọc máu (mệt mỏi sau lọc, Kt/V không hợp lý).

- Mất trong lọc máu

- Cường cận giáp thứ phát, tăng glucagon, hội chứng MIA (Malnutrition- Inflammation- Atherosclerosis: chán ăn, viêm, xơ vữa mạch máu).
2. Nguyên tắc dinh dưỡng

- Một: Ăn đủ protein tùy theo số lần lọc máu trong 1 tuần:

+ Lọc máu 1 lần/tuần số lượng đạm là: 1g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.

+ Lọc máu 2 lần/tuần số lượng đạm là: 1,2g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.

+ Lọc máu 3 lần/tuần số lượng đạm là: 1,4g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.

+ Trong đó tỷ lệ đạm động vật/đạm thực vật ≥ 50%.

- Hai: Đủ năng lượng: Xác định cân nặng nên có (CNNC).

Nam: CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 22.

Nữ: CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 21.

Nhu cầu năng lượng: 30 -35 kcal x CNNC/ngày.

- Ba: Lipid: chiếm 15- 20% năng lượng, Trong đó 1/3 là acid béo no, 1/3 là acid

béo không no một nối đôi, 1/3 là acid béo không no nhiều nối đôi.

- Bốn: Giảm muối, giảm phốt pho, tăng can xi.

+ Ăn nhạt tương đối: bổ xung lượng muối ăn trong ngày = 2-3 gr muối (2-3 thìa 5 ml nước mắm), hoặc điều chỉnh lượng muối khác theo điện giải đồ.

+ Giảm phốt pho < 1 gr/ngày.+ Giảm kali nếu kali máu > 5 mmol/l thì giảm < 1 gr/ngày.

+ Tăng cường thức ăn giàu can xi, a xít folic.

- Năm: Lượng nước đưa vào phù hợp.

+ Lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 – 500 ml nước (mất qua mồ hôi, hơi thở).

+ Lượng nước uống trong ngày bao gồm tính cả lượng dịch truyền, lượng nước uống thuốc, uống canh và uống sữa.

- Sáu: Cung cấp đủ các vitamin: nhóm B, E, A, C.

3. Lời khuyên dinh dưỡng:

a. Ăn ít đạm, phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần. Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa… Hạn chế các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc.

b. Nên ăn các loại ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai củ (khoai sọ, khoai lang, sắn…), các sản phẩm chế biến từ khoai củ (miến dong, bột sắn). Nên ăn gạo, mỳ dưới 200 g/ngày.

c. Nên ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm thấp như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su. Hạn chế ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm cao: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh.

d. Ăn nhạt, ăn tối đa 3 g muối/ngày, tương đương 15 ml nước mắm.

e. Tránh ăn/uống các thực phẩm chứa muối (dưa muối, cà muối, thịt cá muối…; các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…).

f. Không dùng các gia vị chứa muối (nước mắm, gia vị, mì chính, muối) trong chế biến thức ăn.

g. Hạn chế nước uống (tùy tình trạng nước tiểu).

h. Nên ăn các thực phẩm giàu can xi: sữa, cá con, cua…

i. Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho: lục phủ ngũ tạng động vật, sô cô la, ca cao…
j. Ăn đủ nhu cầu năng lượng từ nguồn tinh bột, đường và chất béo để phòng suy dinh dưỡng.

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn