image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
30/09/2024
Bệnh rối loạn chuẩn hóa bẩm sinh di truyền và vấn đề sinh sản
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nhiều trường hợp không được phát hiện sớm, dù không gây tử vong cũng gây nên những hậu quả nặng nề trong phát triển của trẻ và những biến chứng nghiêm trọng. Nhiều cặp vợ chồng chưa hiểu biết về bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không đi sâu về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa ở trẻ, mà cung cấp một cái nhìn sơ bộ và khía cạnh sinh sản của những người bệnh mang gens rối loạn chuyển hóa và tiền sử sinh con có bệnh rối loạn chuyển hóa. Làm thế nào để có thể sinh ra con khỏe mạnh không có bệnh là một câu hỏi day dứt nhiều bậc cha mẹ đã từng có con tử vong do rối loạn chuyển hóa.

            Rối loạn chuyển hóa di truyền là gì?

Trong khẩu phần ăn bình thường của mỗi người thường có 3 thành phần chính gồm: protein, lipit và carbohydrate. Khi chúng ta ăn vào cơ thể thì các nguyên liệu thô sẽ thông qua các phản ứng hóa học khác nhau  sinh ra dinh dưỡng và năng lượng phục vụ sự phát triển của cơ thể, dưới sự tác động của nhiều loại công cụ chuyển hóa khác nhau mà vai trò chính là của ‘người thợ’ có tên là Enzyme. Một số ví dụ về quá trình chuyển hóa như tiêu hóa carbohydrates, đạm, và mỡ trong thức ăn để giải phóng năng lượng, chuyển đổi nitrogen thừa trong cơ thể thành chất thải bài tiết trong nước tiểu. 

Trong thai kỳ, thai nhi hấp thụ dinh dưỡng đã được chuyển hóa từ mẹ. Nhưng sau khi chào đời, bé tự cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bú mẹ, lúc này, hệ tiêu hóa của bé được bắt đầu hoạt động và quá trình chuyển hóa sẽ bắt đầu để giúp trẻ phát triển.

Rối loạn chuyển hóa di truyền hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một căn bệnh liên quan đến các yếu tố di truyền hiếm gặp ở trẻ, hầu hết gây nên bởi đột biến các gens mã hóa cho enzym, thiếu hụt enzym hoặc làm cho enzym không hoạt động. Điều này dẫn tới sự thay đổi bất thường trong các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa của các chất trong cơ thể. Từ đó tạo thành các sản phẩm bất thường gây ngộ độc cho tế bào, gây suy giảm chức năng của các cơ quan, thậm chí là gây tử vong cho trẻ.

Rối loạn chuyển hóa di truyền được truyền sang thế hệ sau theo kiểu di truyền gens lặn trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh thừa kế gen bệnh từ cả bố và mẹ là những người lành mang gen bệnh. Bố mẹ chỉ mang một alen gây bệnh, lượng enzyme trong máu vẫn đủ nên không biểu hiện lâm sàng. Trong khi đó, người con bệnh vì mang hai alen gây bệnh từ cả bố và mẹ nên không thể sản xuất đủ enzyme tương ứng và biểu hiện bệnh. Tỷ lệ sinh con rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là 25% trên một lần sinh nếu cả hai bố mẹ đều là ngừoi lành mang gens bệnh.

A diagram of people with different colored figures

Description automatically generated with medium confidence

Theo nghiên cứu có đến hàng trăm rối loạn tồn tại, mặc dù hầu hết các rối loạn chuyển hoá di truyền về mặt cá thể cực kỳ hiếm gặp, nhưng tính trong quần thể dân số nói chung, không khó để chúng ta gặp một gia đình có con bị bệnh rối loạn chuyển hóa hay cặp vợ chồng vô sinh mang gens bệnh rối loạn chuyển hóa. Tỷ lệ mắc một bệnh rối loạn chuyển hóa là khoảng 1/10000 đến 1/30000, tuy nhiên tỷ lệ mắc chung tính tất cả các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là khoảng 1/2000 đến 1/7000 trẻ sinh ra. Tại Việt Nam, tỷ lệ chung bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh khoảng 1/3000 trẻ sinh ra qua sàng lọc sơ sinh. Tỷ lệ mắc ở nam và nữ là tương đương nhau. 

Các rối loạn chuyển hóa di truyền thường được phân nhóm theo cơ chất bị ảnh hưởng: 

  • Rối loạn chuyển hóa axít hữu cơ

  • Rối loạn chuyển hóa carbonhydrate

  • Rối loại chuyển hóa acid béo

  • Rối loại chuyển hóa purine và pyrimidine 

Biểu hiện triệu chứng của rối loạn chuyển hoá bẩm sinh như thế nào?

Có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi từ sau sinh tới trưởng thành. Người bệnh có thể phát triển bình thường cho tới khi có biểu hiện bệnh. Biểu hiện triệu chứng đa dạng của nhiều cơ quan như tiêu hoá, gan mật, tim mạch, thần kinh, tâm bệnh…. với các nhóm triệu chứng không đặc hiệu sau:

  • Giai đoạn sơ sinh:

  • Bú kém, bỏ bú hoặc nôn

  • Giảm trương lực cơ

  • Bất thường hô hấp, ngừng thở

  • Bệnh não tiến triển hoặc co giật

  • Bệnh cảnh lâm sàng thường nhầm với nhiễm trùng nặng.

  • Nôn mất nước nặng tái phát không giải thích được.

  • Các đợt giống như đột quỵ

  • Suy gan và thận cấp

  • Bệnh lý cơ tim

  • Bệnh lý não và co giật không giải thích được.

  • Chậm phát triển tinh thần hoặc thoái triển

  • Bộ mặt thô bất thường hoặc bất thường xương

  • Rối loạn tâm thần.

  • Ở trẻ lớn hơn:

  • Các triệu chứng có thể âm thầm:

  • Tiến triển tự nhiên của bệnh: người bệnh sẽ tử vong trong các đợt cấp hoặc có di chứng thần kinh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Các đối tượng nào nên được làm sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá bẩm sinh?

  • Tất cả các trẻ sau sinh 24 giờ nên được lấy máu gót chân làm sàng lọc rối loạn chuyển hoá bẩm sinh để phát hiện bệnh sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng.

  • Các gia đình có một hoặc nhiều con tử vong không rõ nguyên nhân

  • Các trẻ chậm phát triển tâm thần, vận động chưa rõ chẩn đoán

  • Các trẻ có biểu hiện như đã liệt kê ở trên.

    1. Ferreira CR, Rahman S, Keller M, et al. An international classification of inherited metabolic disorders (ICIMD). J Inherit Metab Dis. 2021;44(1):164–177.

Làm thế nào để sinh con khỏe mạnh không bị rối loạn chuyển hóa di truyền?

            Khi đã thuộc các nhóm đối tượng nguy cơ trên như tiền sử sinh có một hay nhiều con tử vong không rõ nguyên nhân, chậm phát triển tâm thần vận động không rõ chẩn đoán, hoặc đã được các bác sĩ chẩn đoán có con rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Việc tư vấn di truyền là rất cần thiết. Việc tư vấn để gia đình hiểu rõ nguy cơ và tỷ lệ sinh con bị bệnh, hiểu rõ việc di truyền cho thế hệ sau, hiểu rõ các phương pháp chẩn đoán, sàng lọc và chi phí khám điều trị nếu có con bệnh, chi phí khám và điều trị để sinh ra con khỏe mạnh không bệnh. 

            Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, đặc biệt là sự phát triển của di truyền sinh học phân tử và hỗ trợ sinh sản. Hầu hết nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hóa đều đã có thể được xác định. Cho đến nay đã có thể chẩn đoán chính xác được 55 bệnh rối loạn chuyển hóa do gens ( theo công bố của Trung tâm Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền và Liệu pháp phân tử - Bệnh viện Nhi Trung Ương). Khi đã xác định có con bị bệnh rối loạn chuyển hóa, và gia đình có nguyện vọng sinh con khỏe mạnh, bác sĩ sẽ tư vấn hai vợ chồng xét nghiệm gens lặn gây bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. 

Khi đã xác định được gens lặn của hai vợ chồng, tùy vào sự sẵn có của các phương pháp sàng lọc tiền làm tổ của gens này, bác sĩ sẽ hướng dẫn sàng lọc phôi mang gens bệnh. Về cơ bản như đã nói ở phần trên, về cơ chế di truyền gens lặn trên nhiễm sắc thể thường, tỷ lệ trên một lần sinh ra con có bệnh là 25%, con người lành mang gens bệnh là 50% và 25% con bình thường không mang gens bệnh. Như vậy không phải cứ sàng lọc thì gia đình sẽ có thể 100% thành công sinh ra con không mang gens bệnh ngay. Việc cốt lõi là tránh 25% trẻ bị bệnh, tuy nhiên có những trường hợp không tìm được phôi bình thường hoàn toàn không mang bệnh nên có những trường hợp chỉ có phôi là người lành mang bệnh. Việc chuyển phôi ưu tiên phôi không mang gens bệnh, nhưng nếu bạn chỉ có phôi người lành mang gens bệnh, bạn vẫn quyết tâm chuyển phôi thì phải chấp nhận sinh ra con mang gens lặn ( không biểu hiện bệnh giống bạn), nhưng sau này khi lấy vợ lấy chồng thì không được lấy người mang gens bệnh như mình, nếu không việc sinh sản sẽ rất vất vả và khó khăn. 

Sau khi xác định được gens bệnh, các bác sĩ di truyền sẽ phối hợp với các chuyên gia hỗ trợ sinh sản khám và điều trị cho bạn thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng đủ điều kiện kinh tế để làm IVF – sàng lọc genss bệnh. Có thể khi không đủ chi phí thì việc mang thai tự nhiên vẫn được tiến hành, sau đó trẻ sinh ra sẽ được sàng lọc trước 24h sau sinh qua máu gót chân, đây là một lựa chọn bất đắc dĩ khi kinh tế khó khăn với nhiều rủi ro có thể trẻ sẽ tử vong khi bị rối loạn chuyển hóa nặng không kịp điều trị. 

Bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh làm tước đi cơ hội sống của nhiều đứa trẻ trên thế giới và cả ở Việt Nam, hầu hết được kết luận khi có trẻ tử vong bất thường ngay trong thời kỳ sơ sinh. Tại Việt Nam việc sàng lọc bệnh rối loạn chuyển hóa ngay sau khi sinh còn chưa phát triển mạnh do đó nhiều người lớn lên mà không biết mình mang gens lặn gây bệnh rối loạn chuyển hóa. Họ lớn lên và kết hôn, không may thay lại lấy một người mang gens lặn giống mình. Kết cục sinh sản của họ mới gặp vấn đề nghiêm trọng như ta đã biết. Với sự phát triển của khoa học ngày nay, việc sinh ra một đứa con khỏe mạnh trên một cặp vợ chồng mang gens lặn bệnh rối loạn chuyển hóa là hoàn toàn có thể. Nếu bạn thuộc những trường hợp không may mắn ở trên, hãy đến gặp các chuyên gia di truyền và chuyên gia hỗ trợ sinh sản để được tư vấn cụ thể. 

Tài liệu tham khảo:

  1. Kadıoğlu Yılmaz B, Akgül AH. Inherited Metabolic Diseases from Past to Present: A Bibliometric Analysis (1968-2023). Children (Basel). 2023 Jul 12;10(7):1205

  2. Hùng, N. V., Dũng, V. C., & Nguyễn, N. K. (2022). Đặc điểm kiểu hình của cơn cấp rối loạn chuyển hoá bẩm sinh chu trình ure tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 149(1), 36-41

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn: Cơ hội trong điều trị ung thư máu
    Nếu không may mắc bệnh ung thư máu, bạn có thể cần ghép tế bào gốc. Những tế bào gốc này có thể thay thế những tế bào đã bị chết, tổn thương hay sai hỏng do ung thư, đồng thời tái thiết lại hệ miễn dịch – tạo máu của cơ thể.
    02:32 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Tế bào gốc dây rốn: Tiềm năng ứng dụng trong y học
    Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới y học trên toàn thế giới.  Ngày càng nhiều công trình nghiên cứu ra đời với mục đích phám phá công dụng thần kỳ của tế bào gốc cũng như ứng dụng thực tế trong điều trị bênh. Tế bào gốc được xem như là cứu tinh cho điều trị bệnh hiểm nghèo và là thần dược cho công nghệ thẩm mỹ. Trước một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học, Bệnh viện Bưu điện đã và đang triển khai xây dựng ngân hàng lưu trữ tế bào gốc dây rốn với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao nhằm đưa ứng dụng này vào thực tế, mang lại nhiều cơ hội hơn khi điều trị bệnh lý phức tạp trong tương lai.
    02:31 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Sàng lọc phát hiện sớm ung thư bằng xét nghiệm di truyền
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Đây là một trong các bệnh bị liệt vào danh sách “10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư được xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh có cơ hội thoát khỏi “cánh cửa của tử thần.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Khám sức khỏe tiền hôn nhân – hành trang cần thiết của mỗi cặp đôi
    Hôn nhân là cột mốc vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc khi về chung một nhà nhưng không phải cặp đôi nào cũng hiểu rõ những hành trang cần có để chuẩn bị tốt nhất cho sự thay đổi này. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những việc quan trọng và cần thiết, góp phần giữ gìn, bảo vệ sức khỏe không chỉ của các cặp đôi mà còn đảm bảo thế hệ tiếp nối của họ trong tương lai được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Bất thường nhiễm sắc thể - nguyên nhân của bất thường sinh sản và dị tật bẩm sinh
    Sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ hiện là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Thực tế cho thấy, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai, thai lưu liên tiếp hoặc các em bé ra đời không khỏe mạnh… là do bất thường về nhiễm sắc thể (NST). Đây cũng được xác định là nguyên nhân quan trọng gây mất thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh.
    02:25 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn