image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
01/10/2024
Một số điều cần biết về polyp đại trực tràng
Đại tràng là một bộ phận vô cùng quan trọng. Bộ phận này gồm những phần chính gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng. Polyp đại trực tràng là sự phát triển từ lớp niêm mạc bên trong lòng đại tràng hoặc trực tràng, chúng là một loại khối u, một cụm hoặc khối tế bào bất thường.
  • POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG LÀ GÌ?

Polyp đại trực tràng thường có nhiều kích thước khác nhau, có thể lên tới vài centimet, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong lòng đại tràng. Hầu hết các polyp đều vô hại. Nhưng theo thời gian, một số polyp có thể phát triển thành ung thư đại trực tràng. 

Polyp đại trực tràng thường không gây ra triệu chứng. Điều quan trọng là phải xét nghiệm sàng lọc thường xuyên vì polyp đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu thường có thể được loại bỏ một cách an toàn và hoàn toàn. 

+ Polyp đại trực tràng nói chung có 2 dạng: không cuống (polyp phẳng) và có cuống, trong đó loại không cuống có độ phổ biến hơn.

+ Có hai loại polyp chính là polyp không tân sinh (Non- neoplastic) và polyp tân sinh (Neoplastic) . Polyp tân sinh bao gồm u tuyến và loại có răng cưa. Nếu đủ thời gian phát triển thì loại u tuyến có nhiều khả năng biến thành ung thư nhất. Polyp răng cưa cũng có thể trở thành ung thư. Tùy vào kích thước, dạng mô bệnh học và mức độ loạn sản lúc được phát hiện của polyp mà các khối u có nguy cơ ác tính khác nhau.

 

  • AI CÓ NGUY CƠ CÓ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG?

Các yếu tố có thể gây ra polyp đại trực tràng hoặc ung thư bao gồm:

+ Tuổi: Hầu hết những người bị polyp đại trực tràng đều từ 50 tuổi trở lên.

+ Có tình trạng viêm đường ruột. Viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn ở đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng nói chung, mặc dù bản thân polyp không phải là mối đe dọa đáng kể.

+ Người bệnh sẽ có nhiều khả năng bị polyp đại trực tràng hoặc ung thư nếu có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc bệnh này. Nếu nhiều thành viên trong gia đình mắc phải thì nguy cơ của bạn còn lớn hơn nữa. Trường hợp này nên bắt đầu sàng lọc thường xuyên sớm hơn nhiều so với tuổi 50.

+ Từng có polyp trong quá khứ.

+ Đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt.

+ Với yếu tố di truyền thì hiếm khi những bất thường về di truyền khiến hình thành polyp đại trực tràng. Nhưng nếu bạn có một trong những gen này, chẳng hạn như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner, bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn vậy nên sàng lọc và phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển hoặc lây lan của bệnh.

+ Hút thuốc và sử dụng rượu quá mức. Các nghiên cứu cho thấy những người uống từ ba ly rượu trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc polyp đại trực tràng cao hơn. Uống rượu kết hợp với hút thuốc cũng có khả năng làm tăng nguy cơ.

+ Nếu thừa cân, không tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh : nhiều chất béo thì nguy cơ sẽ cao hơn.

 

  • CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG

Hầu hết người bệnh thường không biết mình bị polyp đại tràng vì không có triệu chứng rõ rệt cho tới khi tình cờ khám sức khỏe hoặc được nội soi ống tiêu hóa. Ngoài ra nếu có xuất hiện các biểu hiện polyp đại tràng dưới đây thì không ít người lại nhầm lẫn qua các vấn đề tiêu hóa khác. Do đó để giảm nguy cơ bỏ qua bệnh, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt nếu gặp phải: 

+  Chảy máu trực tràng, thường âm thầm và hiếm khi dữ dội. Đây có thể là dấu hiệu của polyp đại tràng, ung thư hoặc các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hoặc vết rách nhỏ ở hậu môn.

+ Đau quặn, đau bụng, tắc hoặc bán tắc ruột có thể xảy ra khi có tổn thương polyp với kích thước lớn.

+ Các polyp trực tràng có thể được sờ thấy qua khám bằng ngón tay. Đôi khi, một polyp có cuống dài có thể sa qua hậu môn.

+ Thay đổi thói quen đại tiện. Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể là dấu hiệu của một polyp đại tràng lớn hoặc ung thư. Tuy nhiên, một số tình trạng khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đại tiện.

+ Thay đổi màu phân. Máu có thể xuất hiện dưới dạng các vệt đỏ trong phân hoặc làm phân có màu đen. Sự thay đổi màu sắc cũng có thể do một số loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm bổ sung gây ra.

+ Thiếu máu thiếu sắt. Chảy máu do polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thấy máu trong phân. Chảy máu mạn tính có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

 

  • CHẨN ĐOÁN VÀ PHÁT HIỆN POLYP NHƯ THẾ NÀO?

Để ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng, việc chẩn đoán và phát hiện sớm các polyp là điều rất quan trọng. Các phương pháp thăm khám này có thể giúp phát hiện polyp hoặc ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu, khi đó người bệnh có cơ hội phục hồi tốt hơn.

+ Nội soi đại trực tràng toàn bộ: hiện nay vẫn là phương pháp chẩn đoán rất tốt bằng cách sử dụng một ống mềm có đèn và camera được đưa vào qua hậu môn, bác sĩ có thể quan sát toàn bộ đại tràng. Nếu phát hiện thấy polyp,bác sĩ có thể loại bỏ chúng ngay lập tức hoặc lấy mẫu mô bệnh học để gửi đến các bác sĩ Giải phẫu bệnh để phân tích.

+ Nội soi trực tràng hoặc nội soi đại tràng sigma. Giống như nội soi đại tràng toàn bộ nhưng không quá phức tạp. Phương pháp này cũng sử dụng một ống mềm có đèn và camera nhưng chỉ kiểm tra 1/3 cuối cùng của đại tràng. Polyp cũng có thể được loại bỏ hoàn toàn khi nội soi đại tràng sigma hay trực tràng nhưng không quan sát được toàn bộ đại tràng bằng phương pháp này, vì vậy một số polyp và ung thư có thể không được tìm thấy.

+ Nội soi bằng viên nang. Khi nội soi bằng phương pháp này thì yêu cầu chuẩn bị ruột cũng giống như nội soi bằng máy nội soi. Nếu tìm thấy polyp trong quá trình di chuyển của viên nang, bạn sẽ cần phải lặp lại quá trình chuẩn bị ruột để nội soi kiểm tra và cắt bỏ polyp.

+ Chụp XQ đại tràng có baryte: Phát hiện các khối u có đường kính > 2 cm, với hình ảnh loét sùi, hình ảnh hẹp lòng đại tràng không đều như hình lõi táo.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) đại tràng: đôi khi được gọi là nội soi đại tràng ảo. Phương pháp này giúp các bác sĩ thấy được toàn bộ lòng đại tràng mà không cần ống nội soi như phương pháp truyền thống.

+ Xét nghiệm phân: Đây là xét nghiệm kiểm tra máu trong phân hoặc đánh giá DNA trong phân để tìm bằng chứng về polyp đại tràng hoặc ung thư Nếu xét nghiệm có vấn đề, người bệnh sẽ cần phải nội soi ngay sau đó.

 

  • ĐIỀU TRỊ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG

Bác sĩ có thể loại bỏ tất cả các polyp được phát hiện trong quá trình nội soi. Các phương pháp sẽ được cân nhắc và lựa chọn để loại bỏ polyp trong khi nội soi tùy vào kích thước, tình trạng và vị trí chúng xuất hiện. Các kỹ thuật nội soi can thiệp thường được sử dụng là dùng thòng lọng nhiệt hoặc lạnh để cắt bỏ tại chỗ các polyp đại trực tràng (MRE - Endoscopic Mucosal Resection). Hoặc cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD -  Endoscopic Submucosal Dissection) là thủ thuật nội soi can thiệp dùng để loại bỏ polyp lớn hoặc ung thư giai đoạn sớm trong đại trực tràng mà không cần phẫu thuật.

Các polyp sau đó được gửi đi làm xét nghiệm mô bệnh học xem đó là loại polyp gì và có tế bào ung thư nào không. Mặc dù đa số polyp đại trực tràng là lành tính nhưng vẫn có một số trường hợp có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Vì vậy, một người càng xuất hiện nhiều polyp hoặc có một vài polyp nhưng với kích thước lớn càng cần phải lưu ý, cảnh giác, không được chủ quan và nên đi nội soi kiểm tra định kỳ theo lời hẹn của bác sĩ. 

Trong phần lớn trường hợp, các bác sĩ thường có thể loại bỏ polyp mà không cần thực hiện phẫu thuật. Thao tác này được thực hiện kết hợp trong quá trình nội soi chẩn đoán – là thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ polyp nếu đó là loại polyp lớn, tổn thương đã xâm lấn sâu và không thể cắt bỏ qua nội soi.

  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA POLYP ĐẠI TRÀNG?

Mặc dù nguyên nhân của polyp đại trực tràng không được biết rõ nhưng mọi người có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp nếu: 

+ Hạn chế uống bia rượu và thuốc lá.

+Tập thể dục thể thao đều đặn.

+ Giảm cân nếu cần thiết.

+ Giữ tinh thần thoải mái, không nên chịu áp lực/ stress trong thời gian dài.

+ Ăn nhiều trái cây và rau quả, tăng cường chất xơ, các loại hạt.

+ Tránh các thức ăn béo.

+ Bổ sung Vitamin D, canxi (như sữa, pho mát, bông cải xanh…)

+ Thăm khám định kỳ nếu gia đình có tiền sử bị polyp đại trực tràng.

+ Uống aspirin và thuốc ức chế COX-2 liều thấp mỗi ngày - điều này có thể giúp ngăn ngừa hình thành polyp mới ở những người đã từng bị. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn tới việc lạm dụng, dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Khoa Nội soi – Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bưu điện là đơn vị y tế uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh nếu mắc phải các vấn đề về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy nội soi, thiết bị y tế hiện đại phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị cho người bệnh.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Đo điện não đồ giúp tầm soát những bệnh ở não
    Đo điện não đồ giúp tầm soát những bệnh ở não
    Hiện nay, rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng với hiệu quả chính xác cao, không xâm lấn, an toàn với người bệnh. Một trong số đó là phương pháp điện não đồ. Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ đo lường được các hoạt động điện và các sóng trong não bộ, từ đó phát hiện những sóng điện não bất thường, chẩn đoán sớm những bệnh ở não hiệu quả hơn.
    10:57 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Viêm dạ dày mạn tính
    Viêm dạ dày mạn tính
    Viêm dạ dày mạn tính là một danh từ được sử dụng để miêu tả phản ứng viêm của niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nó không phải là một bệnh mà là một nhóm những rối loạn gây biến đổi ở niêm mạc dạ dày khác nhau về hình ảnh lâm sàng, đặc điểm mô học và cơ chế gây viêm.
    10:56 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn sớm bằng nội soi dải tần hẹp nbi có phóng đại
    Tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn sớm bằng nội soi dải tần hẹp nbi có phóng đại
    Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020 có khoảng gần 18 nghìn ca mắc mới và khoảng 14 nghìn ca tử vong. Ung thư dạ dày chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi tổn thương chưa xâm lấn qua lớp hạ niêm mạc được điều trị kịp thời cho tỷ lệ sống sau 5 năm tới hơn 90%, và có nhiều ca khỏi bệnh hoàn toàn. Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Khoa Nội soi – Thăm dò chức năng Bệnh viện Bưu điện sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời nếu bị ung thư dạ dày.
    10:55 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Loét hành tá tràng
    Loét hành tá tràng
    1. Tổng quan bệnh loét hành tá tràng Loét hành tá tràng là bệnh của đường tiêu hóa, bệnh gây tổn thương viêm loét ở đoạn đầu tiên của ruột non ngay sau tâm vị gọi là hành tá tràng. Những nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng lâu dài thuốc aspirin và thuốc chống viêm không steroid (ASAID). Căng thẳng và đồ ăn cay nóng không gây loét dạ dày nhưng chúng có thể làm cho các triêu chứng của người bệnh nặng hơn. Bệnh có thể gây biến chứng nặng như: hẹp môn vị, xuất huyết và thủng.
    10:52 Thứ ba ngày 01/10/2024
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn