image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
01/10/2024
Loét hành tá tràng
1. Tổng quan bệnh loét hành tá tràng Loét hành tá tràng là bệnh của đường tiêu hóa, bệnh gây tổn thương viêm loét ở đoạn đầu tiên của ruột non ngay sau tâm vị gọi là hành tá tràng. Những nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), sử dụng lâu dài thuốc aspirin và thuốc chống viêm không steroid (ASAID). Căng thẳng và đồ ăn cay nóng không gây loét dạ dày nhưng chúng có thể làm cho các triêu chứng của người bệnh nặng hơn. Bệnh có thể gây biến chứng nặng như: hẹp môn vị, xuất huyết và thủng.

 

  1. Nguyên nhân bệnh loét hành tá tràng

Nguyên nhân của viêm loét hành tá tràng là sự mất cần bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ của niêm mạc hành tá tràng. Khi nồng độ axit tăng cao và sức đề kháng của niêm mạc giảm, dẫn đến tình trạng viêm, loét hành tá tràng, kèm theo đó là hiện tượng thay đổi cấu trúc niêm mạc ruột như hiện tượng dị sản dạ dày tạo diều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập. Bệnh kéo dài không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến loét, có thể nặng hơn với các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng, ung thư ruột.

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) là một trong các nguyên nhân hang đầu dẫn đến tình trạng loét hành tá tràng. Thuốc này có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế COX, qua ức chế prostaglandin ( một yếu tố bảo vệ niêm mạc hành tá tràng). Ngoài ra NSAID làm giảm lưu lượng máu ở niêm mạc hành tá tràng và cản trở quá trình sửa chữa khiến vết thương trở nên lâu lành dẫn đến tình trạng loét.

Helicobacter pylori (H. pylori) cũng là nguyên nhân gây viêm loét mạn tính và cũng là yếu tố căn nguyên trong sự phát triển của bệnh loét hành tá tràng. Khi H. pylori xâm nhập cơ thể sẽ tiết ra cytikine tiền viêm dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Đồng thời nó tiết ra một số chất bào mòn lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc tá tràng, từ đó axit xâm nhập vào lớp niêm mạc bên dưới, nó còn làm giảm tiết bicarbonate ở hành tá tràng làm giảm yếu tố bảo vệ, gây tang nguy cơ viêm loét hành tá tràng.

 

  1. Triệu chứng và biến chứng của bệnh loét hành tá tràng

Bệnh viêm loét hành tá tràng có thể có những triệu chứng sau hoặc thậm chí người bệnh không có triệu chứng.

  • Cơn đau thượng vị, có thể đau nhói hoặc đau rát thượng vị sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm

  • Buồn nôn và nôn 

  • Chướng bụng, đầy hơi.

Biến chứng nặng khi tình trạng loét có thể gây ra xuất huyết với triệu chứng như nôn máu, đi ngoài phân đen bát như bã cà phê. Xuất huyết tiêu hóa dẫn đến da niêm mạc tái nhợt kèm hoa mắt chóng mặt. loét nặng có thể gây thủng ổ loét dẫn đến nhiễm trùng khoang ổ bụng gây viêm phúc mạc, hoặc viêm loét tái phát lâu ngày gây hẹp môn vị.

 

  1. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh loét hành tá tràng

Trong nhóm người bệnh mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp phải điều trị thuốc thường xuyên như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc điều trị loãng xương như alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel) Nhóm người bệnh mắc các bệnh về tim mạch phải sử dụng thuốc chống đông như Wafarin (Coumadin), aspirin hoặc clopidogrel (Plavix) Nhóm người bệnh sử dụng một số loại thuốc hóa trị. Và một số nguyên nhân khác như yếu tố tuổi cao > 70 tuổi. có tiền sử loét dạ dày tá tràng. Uống rượu bia, hút thuốc… vv. 

Hiện nay bệnh loét hành tá tràng đang bị trẻ hóa, chúng tôi còn gặp những người bệnh rất trẻ, người bệnh còn đang trong độ tuổi học cấp tiểu học

 

  1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh loét hành tá tràng

Để chẩn đoán loét hành tá tràng, bác sĩ sẽ khám và khai thác tiền sử bệnh, triệu chứng hiện tại. Bên cạnh đó và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và thủ thuật như sau:

  • Nội soi dạ dày hành tá tràng bằng cách sử dụng các hệ thống máy nội soi hiện đại

để nhìn trực tiếp vào bên trong dạ dày và tá tràng của người bệnh.

  • Xét nghiệm máu, mẫu phân hoặc xét nghiêm hơi thở để tìm hiểu xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không.

  • Nếu được chỉ định nội soi dạ dày hành tá tràng, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô làm xét nghiệm mô bệnh học để kiểm tra xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không

 

  1. Điều trị bệnh loét hành tá tràng

Việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn diễn biến bệnh của người bệnh. Đồng thời sẽ xét qua bệnh sử của người bệnh để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng hiện nay gồm:

  • Thuốc kháng tiết acid: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc ức chế acid phổ biến là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng ngăn chặn acid mạnh. Lưu ý với phương pháp này, người bệnh thường cần ăn một bữa sau dùng thuốc 30 phút để kích hoạt thuốc hoạt động hiệu quả.

  • Điều trị bằng kháng sinh: Đối với người bị nhiễm vi khuẩn H. pylori sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Phương pháp này yêu cầu người bệnh cần hoàn thành đầy đủ liều và uống thuốc đúng thời điểm để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

  • Điều trị bằng can thiệp qua nội soi tiêu hóa trên: sử dụng ống soi để can thiệp những vết loét đang hoặc có nguy cơ cao chảy máu.

 

  1. Phòng ngừa viêm loét hành tá tràng

  • Hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ cộng đồng bằng cách kiểm tra, tầm xoát lây nhiễm từ yếu tố gia đình đến cộng đồng trong điều kiện cho phép. Tuân thủ điều trị của bác sĩ khi đã bị nhiễm H. Pylori

  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn chuyên môn từ phía bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng quá liều NSAID

  • Không uống rượu bia và hút thuốc lá.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Một số điều cần biết về polyp đại trực tràng
    Một số điều cần biết về polyp đại trực tràng
    Đại tràng là một bộ phận vô cùng quan trọng. Bộ phận này gồm những phần chính gồm manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng. Polyp đại trực tràng là sự phát triển từ lớp niêm mạc bên trong lòng đại tràng hoặc trực tràng, chúng là một loại khối u, một cụm hoặc khối tế bào bất thường.
    10:59 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Đo điện não đồ giúp tầm soát những bệnh ở não
    Đo điện não đồ giúp tầm soát những bệnh ở não
    Hiện nay, rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng với hiệu quả chính xác cao, không xâm lấn, an toàn với người bệnh. Một trong số đó là phương pháp điện não đồ. Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ đo lường được các hoạt động điện và các sóng trong não bộ, từ đó phát hiện những sóng điện não bất thường, chẩn đoán sớm những bệnh ở não hiệu quả hơn.
    10:57 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Viêm dạ dày mạn tính
    Viêm dạ dày mạn tính
    Viêm dạ dày mạn tính là một danh từ được sử dụng để miêu tả phản ứng viêm của niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nó không phải là một bệnh mà là một nhóm những rối loạn gây biến đổi ở niêm mạc dạ dày khác nhau về hình ảnh lâm sàng, đặc điểm mô học và cơ chế gây viêm.
    10:56 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn sớm bằng nội soi dải tần hẹp nbi có phóng đại
    Tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn sớm bằng nội soi dải tần hẹp nbi có phóng đại
    Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020 có khoảng gần 18 nghìn ca mắc mới và khoảng 14 nghìn ca tử vong. Ung thư dạ dày chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi tổn thương chưa xâm lấn qua lớp hạ niêm mạc được điều trị kịp thời cho tỷ lệ sống sau 5 năm tới hơn 90%, và có nhiều ca khỏi bệnh hoàn toàn. Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Khoa Nội soi – Thăm dò chức năng Bệnh viện Bưu điện sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời nếu bị ung thư dạ dày.
    10:55 Thứ ba ngày 01/10/2024
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn