image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VIII. Thần kinh
01/10/2024
Giảm đau sau phẫu thuật do người bệnh tự kiểm soát đau
1.  Khái niệm về đau Theo hiệp hội chống đau quốc tế: “Đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy”

Ths.BSCK II Nguyễn Văn Minh - Khoa Gây mê – HSCC

Sau cuộc phẫu thuật, cảm nhận đau có được là do các tế bào, mô bị tổn thương trong khi phẫu thuật như cắt, khâu, buộc chỉ, đốt điện cũng như co kéo làm căng các tổ chức dẫn đến sang chấn, phù nề gây xuất tiết của các mô bị tổn thương. Sự xuất tiết này chèn ép vào các mô lân cận cũng góp phần gây đau.

Đau sau phẫu thuật gây ra cảm giác rất khó chịu làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và các rối loạn tại chỗ, toàn thân như tăng các stress của cơ thể đối với các tổn thương, gây ra các biến chứng sớm và nguy hiểm như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, xẹp phổi, suy hô hấp, làm chậm quá trình hồi phục tổn thương sau phẫu thuật và có thể dẫn đến đau mạn tính. 

Trên thực tế có nhiều người bệnh có chỉ định phẫu thuật nhưng vì sợ đau đã cố tình trì hoãn dẫn đến bệnh ngày một nặng hơn, đã có nhiều biến chứng đáng tiếc xảy ra khi phải phẫu thuật cấp cứu gây khó khăn hơn cho điều trị và kéo dài thời gian nằm bệnh viện. 

Đau sau phẫu thuật nếu được kiểm soát tốt sẽ làm giảm Stress của cơ thể với những tổn thương sau phẫu thuật, bệnh mau chóng hồi phục, rút ngắn thời gian điều trị. 

Người bệnh là người biết rõ nhất về sự đau đớn của mình và để chống lại cái đau mỗi người bệnh hãy tham ra cùng chúng tôi để lựa chọn phương pháp giảm đau tốt nhất cho chính mình.

 

      2. Người bệnh tự kiểm soát đau là như thế nào?

         Là phương pháp giảm đau hiện đang được sử dụng rộng rãi, thông qua một máy bơm tiêm điện hiện đại có phần mềm PCA để kiểm soát đau.

PCA (Patient Controlled Analgesia) có nghĩa là “Người bệnh tự kiểm soát cơn đau”. PCA cho phép người bệnh tự điều chỉnh sự đau của mình mà không cần phải đợi nhân viên y tế đến cho thuốc.

PCA có ưu điểm là đạt được mức giảm đau mong muốn với liều thuốc giảm đau tối thiểu, tùy thuộc ngưỡng đau của từng người bệnh mà không gây ra hiện tượng quá liều hoặc không đủ liều thuốc giảm đau.

    Máy bơm PCA sẽ truyền thuốc giảm đau qua tĩnh mạch (PCIA) thường là các thuốc họ morphine hoặc qua catheter ngoài màng cứng (PCEA) thường là các thuốc gây tê, có thể kết hợp với thuốc họ morphine

 

         PCIA (Patient-Controlled Intravenous Analgesia): Máy bơm PCA sẽ được nối với đường truyền tĩnh mạch. Khi đau người bệnh chỉ việc bấm nút máy PCA, một tiếng “bíp” báo rằng bạn đang được bơm một lượng thuốc định sẵn vào thẳng trong máu và hiệu quả giảm đau sẽ đạt được sau ít phút. PCIA được sử dụng giảm đau cho tất cả các loại phẫu thuật.

         PCEA (Patient-Controlled Epidural Analgesia): Máy bơm PCA được nối với một ống nhỏ (gọi là catheter) đã được bác sĩ Gây mê hồi sức đặt vào khoang ngoài màng cứng (NMC) của người bệnh trước đó. Khi cần thêm thuốc giảm đau, người bệnh bấm nút PCA, sau tiếng “bíp”, một lượng thuốc định sẵn sẽ được bơm vào khoang NMC, thuốc ức chế các rễ thần kinh chi phối cảm giác đau vùng phẫu thuật, người bệnh có thể hết đau hoàn toàn sau ít phút. PCEA được sử dụng giảm đau cho các phẫu thuật mổ mở lớn vùng ngực, bụng và hai chi dưới.

 

     3. Dùng máy PCA như thế nào?

   Người bệnh chỉ việc bấm vào cái nút cầm tay được nối với thiết bị đặc biệt là máy bơm tiêm điện PCA. Một lượng thuốc giảm đau được bác sĩ định sẵn sẽ bơm vào cơ thể và hiệu quả giảm đau mong muốn sẽ đạt được sau ít phút. Như vậy người bệnh đã “tự điều chỉnh” được lượng thuốc giảm đau theo nhu cầu của chính mình.

 

4. Dùng máy PCA khi nào?

             Bất cứ khi nào người bệnh thấy đau, tốt nhất là lúc mới bắt đầu cảm thấy khó chịu, rồi đợi vài phút xem có đỡ đau hay không. Nếu không thấy đỡ đau người bệnh có thể bấm nút PCA lần nữa cho đến khi cảm thấy hài lòng về mức độ giảm đau

      5. Liệu người bệnh có thể tự bơm thuốc quá liều?

             Máy bơm PCA đã được bác sĩ tính toán và cài đặt giới hạn thuốc mỗi lần bơm, thời gian khóa giữa các lần, giới hạn thuốc mỗi giờ và giới hạn thuốc trong 24 giờ. Đồng thời mỗi người bệnh đều được bác sĩ khám, đánh giá và theo dõi để điều chỉnh liều phù hợp. Do vậy người bệnh không thể nào dùng thuốc quá liều cho dù người bệnh có thường xuyên bấm nút. Tuy nhiên một điều rất quan trọng là những người khác không được bấm nút giúp người bệnh. Hãy để người bệnh tự quyết định khi nào cần bấm nút theo nhu cầu của mình.

 

      6. Dùng PCA có phản ứng phụ gì không?

            Tất cả các loại thuốc đều có thể gây phản ứng phụ. Thuốc giảm đau có thể gây:

            - Ngứa, dị ứng.

            - Buồn nôn và nôn.

            - Bí tiểu.

            - Buồn ngủ và thở chậm.

            - Hạ huyết áp.

    Những tác dụng phụ và biến chứng trên thường nhẹ và dễ chữa. Hãy báo cho chúng tôi khi thấy những biểu hiện khác thường, chúng tôi cũng thường xuyên khám để phát hiện và điều trị sớm nếu có phản ứng phụ xảy ra.

 

7. Bạn cần biết thêm gì về PCA?

- Chỉ có người bệnh mới được bấm nút bơm PCA, người đến thăm hay thân nhân không được bấm nút.

- Đừng đợi đến khi quá đau rồi mới bấm nút PCA.

- Đừng dùng PCA khi bạn thấy đã dễ chịu hay buồn ngủ.

 

8. Bạn còn thắc mắc nào không?

 Hãy đến với chúng tôi, tất cả các nhân viên chống đau Bệnh viện Bưu Điện đều sẵn sàng giúp đỡ các bạn.

 Khoa Gây mê hồi sức và đơn vị chống đau với các bác sĩ có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về chống đau đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa để làm cho tất cả người bệnh không còn nỗi lo đau đớn khi điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Bưu Điện.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Suy tĩnh mạch chi dưới
    Suy tĩnh mạch chi dưới
    Ths.BS Nguyễn Ngọc Tân - Khoa Gây mê – HSCC Suy tĩnh mạch chân là gì? Bình thường máu từ tim đi nuôi cơ thể qua các động mạch và trở lại tim qua hệ tĩnh mạch. Máu từ chân trở về tim qua các cơ chế: sự co bóp của cơ bắp chân đẩy máu đi (bơm cơ), hệ thống van tĩnh mạch một chiều ngăn không cho máu trào ngược trở lại. Rối loạn các cơ chế này làm máu không trở về tim được, gây ứ trệ máu tại tĩnh mạch chân và gây ra suy tĩnh mạch.
    02:30 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sốc nhiễm khuẩn
    Sốc nhiễm khuẩn
    Ths.BS Nguyễn Xuân Nam - Khoa Gây mê – HSCC SỐC NHIỄM KHUẨN LÀ GÌ ? Nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu từ các ổ nhiễm khuẩn ở mô và cơ quan như hô hấp, tiêu hoá, xương khớp, tiết niệu, gan mật,…Theo hướng dẫn quốc tế về nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn 2021 (Surviving Sepsis Campaign Guidelines 2021) thì nhiễm trùng huyết được định nghĩa là tình trạng đáp ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng bị mất kiểm soát, gây nên rối loạn chức năng của các tạng nguy hiểm đến tính mạng.
    02:28 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Giảm đau sau phẫu thuật
    Giảm đau sau phẫu thuật
    Giảm đau sau phẫu thuật là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê. Giảm đau sau phẫu thuật tốt giúp cho người bệnh sớm phục hổi sau mổ, đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng.
    02:26 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó và cách xử trí
    Các yếu tố tiên lượng đặt nội khí quản khó và cách xử trí
    ThS.BSCK II. Nguyễn Văn Minh – Khoa Gây mê – HSCC Trong gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản (NKQ) là một kỹ thuật giúp kiểm soát, bảo vệ đường thở chắc chắn và an toàn nhất. Trong một số trường hợp có thể giúp cứu sống người bệnh cấp cứu suy hô hấp, suy tuần hoàn. Tuy nhiên việc đặt nội khí quản không phải lúc nào cũng thuận lợi và có những khó khăn ngoài dự kiến. Vì vậy việc thăm khám, đánh giá và tiên lượng đặt nội khí quản khó để chuẩn bị tốt nhất các phương tiện, phương pháp và nhân lực là vô cùng quan trọng giúp cứu sống người bệnh trong những tình huống bất ngờ và khó khăn ngoài dự đoán.
    02:22 Thứ ba ngày 01/10/2024
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn