Giảm đau sau phẫu thuật là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người bệnh, phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê. Giảm đau sau phẫu thuật tốt giúp cho người bệnh sớm phục hổi sau mổ, đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng.
Thước đo độ đau theo thang điểm VAS
Bs Trần Tuấn Anh - Khoa Gây mê – HSCC
- Định nghĩa đau:
Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau (IASP) năm 1976 định nghĩa: "Đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây nên và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương ấy"
Đau là một trải nghiệm phức tạp, và sinh lý bệnh đau mỗi ngày càng được
hiểu chính xác hơn.
Đau sau phẫu thuật là một trong những phiền nạn chính đối với người bệnh.
Đau gây ra nhiều rối loạn ở các cơ quan như: hô hấp, tuần hoàn, nội tiết gây ức chế
hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng quá trình viêm, chậm liền sẹo, rối loạn dinh
dưỡng sau mổ kéo dài thời gian nằm viện. Đau sau mổ ảnh hưởng rất lớn tới kết
quả hồi phúc sức khoẻ của người bệnh, làm cho người bệnh lo sợ khi chấp nhận một
cuộc phẫu thuật.
Các yếu tố quyết định đau: vị trí phẫu thuật, tính chất và thời gian phẫu thuật, chiều dài vết mổ và sang chấn phẫu thuật, các biến chứng của phẫu thuật, kỹ thuật vô cảm trước, trong và sau phẫu thuật,...
Các phương pháp đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật
• Thang điểm đau bằng nhìn hình đồng dạng (Visual Analog Scale)
Là thang điểm đánh giá đau sau mổ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. BN chỉ nhìn vào hình đồng dạng tương ứng là có thể diễn tả được mức đau của mình.
Thang điểm VAS chia đau làm 3 mức độ:
Đau ít: Điểm đau từ 0 – 3 điểm
Đau trung bình: Điểm đau từ 4 - 7 điểm
Đau nặng: Điểm đau trên 7 điểm
• Thang điểm đau bằng số ( Echelle Numerique Simple- ENS)
Người bệnh được hướng dẫn: điểm 0 tương ứng với không đau, điểm 10 là đau nhất. Người bệnh có thể tưởng tượng, rồi lượng giá và trả lời bằng số tương ứng với mức đau của mình là bao nhiêu trong mức từ 0 – 10.
• Thang điểm đau bằng lời nói đơn giản (Echelle Verbale Simple- EVS)
Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật tại bệnh viện Bưu Điện
Lựa chọn kỹ thuật giảm đau sau mổ phụ thuộc vào mức độ đau, vị trí đau, đau khi nghỉ ngơi hay khi vận động, tiền sử người bệnh, thời điểm tập phục hồi chức năng,... Các phương pháp giảm đau sau phẫu thuật thường được áp dụng là:
- Giảm đau đường toàn thân: bao gồm thuốc giảm đau paracetamol, giảm đau non-steroid, thuốc họ morphin. Đường thường dùng bao gồm đường uống, tiêm bắp, tĩnh mạch, PCA (giảm đau do người bệnh tự kiểm soát)
Ưu điểm: dễ thực hiện, không tốn kém
Nhược điểm : hiệu quả giảm đau trung bình, tác dụng phụ như nôn buồn nôn, ngứa, suy hô hấp,... - Giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng là đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để làm phong bế các rễ thần kinh tủy sống, từ đó gây tê các vùng ở ngoại biên do các rễ thần kinh này chi phối.
Ưu điểm: Tác dụng giảm đau tốt, giảm đau liên tục.
Nhược điểm: Không thực hiện được trong một số trường hợp BN có các bệnh lý toàn thân nặng, cần sử dụng thuốc chống đông trong và sau mổ hoặc có các cấu trúc giải phẫu bất thường. Tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tụt huyết áp, bí đái,...
Giảm đau bằng gây tê thân thần kinh một lần hoặc lưu catheter bao gồm: gây tê đám rối thần kinh cánh tay để phẫu thuật chi trên; gây tê thần kinh đùi, thần kinh hiển, thần kinh hông khoeo, mạc chậu để phẫu thuật chi dưới; gây tê QL, TAP, ESP để phẫu thuật vùng bụng, cột sống;...
Ưu điểm: hiệu quả giảm đau tốt, tránh được các tác dụng phụ của phương pháp trên
Nhược điểm: phương pháp khó thực hiện cần được đào tạo và các trang thiết bị như máy siêu âm, máy dò thần kinh...
=>Tại bệnh viện Bưu Điện, triển khai đầy đủ các phương pháp trên thường áp dụng điều trị đau đa mô thức (áp dụng từ 2 phương thức giảm đau trở lên) nhằm kiểm soát tốt đau sau mổ giúp NB hồi phục nhanh sau mổ và tăng sự hài lòng.