image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VI. Tim
30/09/2024
Basedow
Đại cương / Định nghĩa Bệnh Basedow hay còn gọi bệnh Graves là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức, tình trạng này gọi là cường giáp. Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất gây cường giáp.

Bệnh Basedow nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim, … ngoài ra còn có thể dẫn đến bão giáp với tỉ lệ tử vong cao.

  1. Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây bệnh

Không có 1 nguyên nhân cụ thể nào được xác định chính xác là nguyên nhân gây bệnh Basedow. Có 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow như sau:

- Tiền sử gia đình: Những người mắc bệnh Graves thường có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn.

- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Graves cao hơn nhiều so với nam giới, tỷ lệ nữ/ nam từ 5/1 đến 8/1. 

- Tuổi tác: Bệnh Graves gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó gặp nhiều nhất ở độ tuổi 21-40 tuổi.

- Một tình trạng tự miễn dịch khác: Những người mắc các tình trạng khác của hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường typ 1 hoặc viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,… có nguy cơ mắc bệnh Basedow cao hơn.

- Hút thuốc:  Hút thuốc lá, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves. Những người hút thuốc và mắc bệnh Graves có nguy cơ mắc bệnh về mắt tuyến giáp cao hơn.

  1. Cơ chế bệnh sinh

Bệnh Basedow xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp. Những kháng thể này sau khi gắn vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh thì chúng khiến cho tế bào tuyến giáp tăng sản xuất hormon. Chính lượng hormon tuyến giáp được sản xuất quá mức này tác động lên các cơ quan trong cơ thể, gây ra triệu chứng cường giáp.

 

  1. Chẩn đoán bệnh Basedow

Chẩn đoán bệnh Basedow chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bác sĩ nội tiết sẽ xem xét các triệu chứng kết hợp kết quả xét nghiệm các chức năng tuyến giáp: hormone tuyến giáp (T4 và T3) trong máu tăng cao; (trong một số trường hợp, chỉ có xét nghiệm T3 tăng lên); nồng độ TSH giảm rất thấp, thậm chí dưới giới hạn phát hiện. Khi nghi ngờ bệnh Basedow, người ta quan sát thấy các kháng thể dương tính (anti thyroglobulin, TSI).

2.1. Khám sức khỏe tổng thể

Một số triệu chứng bác sĩ có thể nhận ra khi khám sức khỏe tổng quát. Những biểu hiện bệnh Basedow bao gồm:

- Hội chứng cường giáp: Sút cân nhiều mặc dù vẫn ăn ngon miệng; mệt mỏi, khó tập trung, dễ cáu gắt; sợ nóng; hồi hộp, đánh trống ngực; đại tiện nhiều lần, đại tiện phân nát; run đầu chi biên độ nhanh nhỏ,  teo cơ, yếu cơ; …., một số người bệnh Basedow nam giới, trẻ tuổi có thể bị liệt chi đột ngột về đêm do hạ kali máu.

- Bướu cổ: Bướu giáp thường gặp ở khoảng 80% người bệnh Basedow. Thường bướu chỉ to vừa (mức độ IB- II), bướu to lan tỏa, mật độ mềm/chắc, chuyển động khi nuốt. Basedow là dạng bướu mạch nên có thể sờ và nghe thấy tiếng thổi tâm thu. Đôi khi bướu nhỏ hoặc chìm sâu vào trung thất.

- Bệnh mắt basedow: Có khoảng 40-60% người bệnh Basedow có biểu hiện ở mắt: lồi mắt, khô mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, …. Nếu các biểu hiện này kéo dài và không được điều trị đúng cách, kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi cử động mắt hoặc nhắm mắt, chớp mắt và đối diện với nguy cơ mất thị lực.

- Phù niêm trước xương chày: Đây là biểu hiện ít gặp nhưng đặc hiệu trong bệnh Basedow. Phù niêm trước xương chày là tình trạng da dày lên không thể véo da lên được, đặc biệt ở phần thấp xương chày do sự tích lũy các chất Glycosaminoglycan, đôi khi xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và có thể lan tới cả bàn chân. Da sần sùi, có màu nâu vàng hoặc tím đỏ.

2.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm hormon tuyến giáp bao gồm TSH, FT4, nên cân nhắc xét nghiệm FT3, T3 khi kết quả FT4 bình thường nhưng biểu hiện cường giáp rõ.

Xét nghiệm các kháng thể kháng tuyến giáp như kháng thể thụ thể thyrotropin (TRAbs) và globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI) sẽ thấy tăng cao. 

2.3. Xạ hình tuyến giáp bằng chất đồng vị phóng xạ I123 (tốt nhất) hoặc I131 hoặc Technitium).

Kỹ thuật này giúp đo sự hấp thụ iod của tuyến giáp. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng chất đánh dấu phóng xạ và đầu dò đặc biệt để đo lượng iod mà tuyến giáp có thể hấp thụ từ máu.

Nên thực hiện kỹ thuật này khi nghi ngờ Basedow nhưng không có bướu giáp hoặc không có các triệu chứng về mắt.

Trong Basedow: Tuyến giáp to và tăng bắt chất phóng xạ. Cổ điển với I131 sẽ có dấu hiệu góc thoát.

2.4. Siêu âm tuyến giáp và siêu âm doppler màu tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp có thể được thực hiện để đánh giá kích thước và cấu trúc của tuyến giáp, đôi khi cần làm để đánh giá mức độ tăng tưới máu. Ngoài ra, siêu âm giúp phát hiện các khối u hay nốt trong tuyến giáp và xác định tính chất của chúng.

  1. Biến chứng bệnh Basedow

Bệnh Basedow nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Một số biến chứng thường gặp là:

  1. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là biến chứng tim mạch phổ biến nhất của cường giáp, thường là loạn nhịp nhĩ (phổ biến nhất là rung nhĩ), rối loạn chức năng nút xoang và ngoại tâm thu trên thất.

  1. Suy tim xung huyết

Các nguyên nhân gây suy tim tăng cung lượng ở người bệnh cường giáp là do nhịp tim nhanh thường xuyên, tăng tiền gánh, giảm sức cản mạch hệ thống, tăng áp lực đổ đầy tâm thất và tăng áp lực động mạch phổi.

Nguy cơ suy tim tăng lên ở những người bệnh trên 60 tuổi, đặc biệt những người bị cường giáp kéo dài, cường giáp phát hiện muộn và những người có bệnh tim từ trước.

  1. Một số biến chứng khác

- Suy kiệt: thường gặp ở các người bệnh lớn tuổi, có các bệnh lý khác đi kèm như bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, … và cường giáp đuợc phát hiện muộn hoặc cường giáp kéo dài.

- Loãng xương: Cường giáp sẽ làm tăng tốc độ chuyển đổi xương, giảm mật độ xương, loãng xương và từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh lý xương do cường giáp sẽ nặng hơn ở người cường giáp nặng, kéo dài và có kèm theo các yếu tố nguy cơ khác của loãng xương như mãn kinh sớm, gầy.

- Bão giáp trạng: Cơn bão giáp trạng là tình trạng ngộ độc giáp xuất hiện kịch phát (do mất bù cường giáp) gây nguy hiểm đến tính mạng và người bệnh cần được cấp cứu. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng người bệnh lên cơn cường giáp kịch phát nếu không được điều trị kịp thời đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Cơn bão giáp trạng thường xuất hiện ở những người bệnh phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc bị chấn thương, nhiễm trùng, sau sinh. Và cũng có thể xảy ra ở những người bệnh cường giáp (do bệnh Basedow, bướu giáp, u tuyến giáp) tiến triển lâu ngày nhưng không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, đầy đủ và kịp thời.

  1. Điều trị bệnh Basedow

Điều trị bệnh Basedow nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm sản xuất hormone tuyến giáp và ngăn ngừa các biến chứng. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

4.1. Điều trị nội khoa

* Điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp đường uống: carbimazole, methimazole, propylthiouracil (PTU), giúp ức chế sự hình thành hormone tuyến giáp và bắt đầu cải thiện các triệu chứng sau 1-2 tuần.

- Methimazole: Đây là thuốc phổ biến nhất trong điều trị bệnh Basedow. Nó hoạt động bằng cách ức chế enzyme cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp, giúp giảm nồng độ T3 và T4 trong máu.

- Propylthiouracil (PTU): Thuốc này cũng được sử dụng để ức chế sản xuất hormone tuyến giáp. PTU thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc những người không thể dùng methimazole.

* Điều trị triệu chứng

Thuốc chẹn beta giao cảm: Những loại thuốc này như propranolol có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng như tăng nhịp tim, run tay và lo âu trong giai đoạn đầu của điều trị. Chúng không ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp nhưng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

** Ưu điểm: Thuận tiện, giá thành rẻ, không có nguy cơ nhiễm phóng xạ.

** Nhược điểm: Phải dùng thuốc kéo dài, có nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc như tăng men gan, giảm bạch cầu hạt, dị ứng,…

4.2. Iod phóng xạ

I131: Phương pháp này sử dụng đồng vị phóng xạ iod để tiêu diệt tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức. Sau khi điều trị, người bệnh có thể cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh liều thuốc thay thế hormone nếu tuyến giáp bị suy giảm hoạt động.

** Ưu điểm: Người bệnh có thể chỉ cần uống thuốc iod phóng xạ 1 lần. Chỉ định cho BN dị ứng với thuốc kháng giáp trạng tổng hợp hoặc mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh suy tim, người bệnh lớn tuổi, ….

** Nhược điểm: Có nguy cơ nhiễm phóng xạ nên không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú; không dùng được cho người bệnh có bệnh mắt basedow nặng; nguy cơ uống hormon tuyến giáp cả đời do suy giáp sau điều trị.

4.3. Phẫu thuật

Cắt bỏ tuyến giáp: Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể được chỉ định, đặc biệt là khi có khối u lớn, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, hoặc khi có nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật giúp loại bỏ nguồn gốc sản xuất hormone, nhưng người bệnh sẽ cần dùng thuốc thay thế hormone suốt đời.

** Ưu điểm: Tỷ lệ thành công cao, đạt bình giáp ở hầu hết người bệnh. 

** Nhược điểm: Người bệnh phải trải qua 1 cuộc mổ, có nguy cơ gặp biến chứng của cuộc phẫu thuật như tổn thương thần kinh quặt ngược, tụ máu, phù nề thanh quản,suy cận giáp,…, ngoài ra cũng có nguy cơ uống hormon tuyến giáp cả đời do suy giáp sau điều trị.

  1. Phòng bệnh

Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn dịch như bệnh Basedow. Hiện tại, không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, người đã mắc bệnh Basedow cần tuân thủ một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh:

- Duy trì một cuộc sống lành mạnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ và khoa học (hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều iod), tập thể dục thường xuyên.

- Tránh hút thuốc và hút thuốc thụ động. Vì hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow và bệnh mắt Basedow.

- Giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh những căng thẳng mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Tăng huyết áp
    Tăng huyết áp
    1. ĐẠI CƯƠNG: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
    04:31 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm gan virus B mạn tính
    Viêm gan virus B mạn tính
    I. ĐẠI CƯƠNG Viêm gan virus B (VGVR B) mạn tính là bệnh gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra tổn thương hoại tử và viêm có hoặc không có kèm theo xơ hoá, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng, hiện nay VGVR B mạn tính được chia làm hai thể HBeAg dương tính và HBeAg âm tính.
    04:30 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Rối loạn tiền đình
    Rối loạn tiền đình
    I: Đại cương Cơ quan tiền đình: gồm 2 phần: các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. 3 ống bán khuyên, có hình vòng cung, mỗi ống bán khuyên đều có 1 đầu phẳng và 1 đầu phình to được gọi là bóng phình. Ở các bóng phình có chứa các t
    04:29 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)
    1. ĐẠI CƯƠNG -  Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
    04:08 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Đái tháo đường thai kỳ
    Đái tháo đường thai kỳ
    1.Đại cương 1.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Đây là một trong các bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong thai kỳ, không có triệu chứng điển hình và hầu hết được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm sàng lọc trong suốt quá trình mang thai. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi nhau thai bắt đầu sản xuất một lượng lớn các hormon gây kháng insulin.
    04:05 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn