image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VI. Tim
30/09/2024
Rối loạn tiền đình
I: Đại cương Cơ quan tiền đình: gồm 2 phần: các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. 3 ống bán khuyên, có hình vòng cung, mỗi ống bán khuyên đều có 1 đầu phẳng và 1 đầu phình to được gọi là bóng phình. Ở các bóng phình có chứa các t
  • ế bào thần kinh cảm giác (cơ quan bóng phình). Các ống bóng khuyên này có tương quan với nhau theo 3 chiều của không gian, giúp xác định vị trí của đầu trong không gian 3 chiều.

  • Bộ phận tiền đình thực sự: gồm 2 phần chính là soan nang (hình bầu dục) và cầu nang (hình cầu). Soan nang nằm trên gần với 5 lỗ thông với các ống bán khuyên, cầu nang nằm dưới gần với vòng xoắn nền của ốc tai.

"Tai

            Rối loạn tiền đình: là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

II: Chẩn đoán

1. Phân loại và nguyên nhân

            Rối loạn tiền đình được phân chia thành rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: do tổn thương của cơ quan tiền đình, tai trong hoặc dây thần kinh 8, gặp trong các bệnh lí chóng mặt kịch phát lành tính, bệnh Ménière, viêm thần kinh tiền đình, u dây thần kinh 8…

  • Rối loạn tiền đình trung ương: do tổn thương nhân tiền đình ở thân não hoặc các đường dẫn truyền của nó, tổn thương tiểu não trong các bệnh lí đột quỵ não, chấn thương sọ não, nhiễm trùng trong hệ thần kinh trung ương, u não, xơ cứng rải rác…

2. Triệu chứng

            Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp, thường là chóng mặt điển hình (vertigo): cảm giác không có thật (illusion) về chuyển động của cơ thể hoặc của môi trường xung quanh thường kết hợp với các triệu chứng khác như cảm giác cơ thể bị lật nhào hoặc bị lôi đi (impulsion) hoặc cảm giác như người đang di chuyển thụt lùi hoặc tiến về phía trước hoặc các đồ vật nhảy nhót trước mắt (oscillopsia), nôn, buồn nuôn hoặc thất điều.

            Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao…

            Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…

3. Cận lâm sàng

            Các xét nghiệm cơ bản: tổng phân tích tế bào máu, đường máu, chức năng gan, chức năng thận, các chỉ số mỡ máu…

            Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống: xác định mảng xơ vữa, bóc tách động mạch gây hẹp mạch, tắc mạch…;

            Chụp CT-Scanner sọ não, MRI sọ não tìm các tổn thương như: U góc cầu tiểu não, đột quỵ não…

            Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)

Cerebellar infarct

Hình ảnh CLVT sọ và MRI nhồi máu tiểu não phải

III: Biến chứng

  • Khó khăn trong quá trình đi lại, cơ thể mệt mỏi, tác động đến những sinh hoạt thường ngày. Từ đó, có thể tạo cảm giác lười vận động, đồng thời dễ dẫn đến các bệnh lý khác.

  • Có thể bị trầm cảm đến từ cảm giác tự ti, không thể vui vẻ thoải mái khi sinh hoạt như bình thường, chẳng hạn việc đi lại cũng có khả năng bị hạn chế do ảnh hưởng của bệnh. Trường hợp người bệnh cũng có thể dễ cảm thấy nóng giận, bực tức những người xung quanh họ. 

  • Không chỉ vậy, nguy cơ biến chứng mất thính lực tăng lên với bệnh Ménière. Đồng thời, một số người bị bệnh rối loạn tiền đình còn phải đối mặt nguy cơ đột quỵ. Bởi họ không được phát hiện và chữa trị theo phác đồ phù hợp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng.

IV: Các phương pháp điều trị

            Điều trị bao gồm: điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, điều trị triệu chứng chóng mặt và nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình.

  • Các phương pháp không dùng thuốc:

  • Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, thị giác.

  • Tập luyện thể thao: Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng.

Không có mô tả ảnh.

Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình

  • Sử dụng thuốc kê toa: nhằm làm giảm bớt triệu chứng chóng mặt và giảm bớt các triệu chứng đi kèm chóng mặt như buồn nôn, nôn mửa, các triệu chứng của thần kinh thực vật. Các thuốc điều trị được tạm chia làm hai nhóm: 

  • Thuốc ức chế tiền đình: thường được sử  dụng trong giai đoạn cấp và không nên dùng kéo dài. Các thuốc ức chế tiền đình, thông dụng nhất là benzodiazepine và kháng Histamin. Các thuốc nhóm benzodiazepine như diazepam và clonazepam có tác dụng  giảm lo âu, an thần, giãn cơ và chống co giật. Đối với những chóng mặt kéo dài, các thuốc này có thể giảm cảm giác quay cuồng nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến cơ chế bù trừ tiền đình. Các thuốc kháng histamin điều trị hỗ trợ các rối loạn kèm theo như nôn mửa, điển hình là meclizine, diphenhydramine và promethazine. Ngoài ra, các thuốc kháng cholinergic như scopolamine cũng giúp làm giảm triệu chứng. 

  • Thuốc hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình: có thể dùng ngay từ giai đoạn cấp và kéo dài. Các thuốc phục hồi chức năng tiền đình: như betahistine (betaserc, merislon), Daleucin (tanganil) có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng của bên tiền đình bị tổn thương.

  • Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phương pháp này thường được các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai.

  • Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của tai trong. 

V: Phòng bệnh

  • Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý

  • Giảm căng thẳng lo lắng

  • Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt

  • Uống đủ nước mỗi ngày

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

  • Đối với những người bị rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ.

  • Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh

  • Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Tăng huyết áp
    Tăng huyết áp
    1. ĐẠI CƯƠNG: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong sớm. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Phát hiện, kiểm soát sớm, cũng như hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
    04:31 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Viêm gan virus B mạn tính
    Viêm gan virus B mạn tính
    I. ĐẠI CƯƠNG Viêm gan virus B (VGVR B) mạn tính là bệnh gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra tổn thương hoại tử và viêm có hoặc không có kèm theo xơ hoá, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng, hiện nay VGVR B mạn tính được chia làm hai thể HBeAg dương tính và HBeAg âm tính.
    04:30 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)
    Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)
    1. ĐẠI CƯƠNG -  Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
    04:08 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Đái tháo đường thai kỳ
    Đái tháo đường thai kỳ
    1.Đại cương 1.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Đây là một trong các bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp trong thai kỳ, không có triệu chứng điển hình và hầu hết được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm sàng lọc trong suốt quá trình mang thai. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ, khi nhau thai bắt đầu sản xuất một lượng lớn các hormon gây kháng insulin.
    04:05 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp
    Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp
    I. ĐẠI CƯƠNG 1.Định nghĩa; Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không để lại di chứng. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.
    04:04 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn