image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Dược
01/10/2024
Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh điều trị hóa chất
Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược 1.1 Chán ăn, thay đổi cảm giác ăn uống. - Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày ( khoảng 6 bữa/ ngày). - Chọn các loại thực phẩm có độ năng lượng cao, giàu protein, giàu vitamin (VD: sữa, phô mai...) - Tăng vận động nhằm tăng cảm giác thèm ăn. Không nên uống quá nhiều chất lỏng (các loại nước, sữa, nước canh) gần hoặc trong bữa ăn chính. - Tạo môi trường, không khí ăn uống thoải mái cho người bệnh: Ví dụ: ăn với nhiều người thay vì ăn 1 mình, thay đổi địa điểm ăn, tránh ép buộc người bệnh.

 

 

- Thay đổi thực phẩm hoặc công thức nấu.

- Khám lại định kỳ, bổ sung vitamin, khoáng chất theo ý kiến chuyên gia.

- Một số thực phẩm đậm độ năng lượng cao: súp, súp phomai, súp khoai tây nghiền, sinh tố, nước ép hoa quả, sữa chua, sữa các loại, bánh pudding, caramen, bơ, kem, phô mai, margarine, kem, thịt bò, thịt gà, cá…

1.2 Nôn, buồn nôn.

- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

- Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6 bữa/ngày)

- Sau khi ăn nên ngồi hoặc kê cao đầu khoảng 45 độ trong khoảng 1 tiếng.

- Không ăn quá no trước khi truyền, sau khi truyền ít nhất 1 tiếng trước khi ăn trở lại.

- Ăn, uống thức ăn không quá nóng và không quá lạnh, quá cay hoặc quá ngọt.

- Tránh thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ.

- Tránh thực phẩm, đồ uống có mùi mạnh như: cà phê, hành, tỏi và tránh khu vực nấu bếp.

- Ăn thức ăn khô, tinh bột. Ví dụ: Ruột bánh mỳ, bánh quy...

- Uống từng ngụm nước gừng, nước chanh, hoặc ăn kẹo bạc hà, kẹo gừng.

1.3 Mệt mỏi.

- Thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng, thiền, tập yoga đơn giản.

- Chia nhỏ bữa ăn, Gia đình nên có sẵn một số loại thực phẩm để người bệnh ăn khi muốn. ( VD: sữa chua, phô mai, súp...)

Tăng cường các loại hoa quả.

1.4 Tiêu chảy.

- Uống nhiều nước: nước trái cây, nước canh, trà, nước lọc, hoặc dung dịch bù nước, điện giải.

- Chia nhỏ bữa ăn và nên ăn thức ăn mềm, ít mùi vị.

- Giảm lượng thức ăn có giàu chất xơ không hòa tan. Ví dụ: Các loại hạt và chế phẩm.

Một số thực phẩm nên dùng: súp, nước lọc, nước dùng trong, không béo, thịt gà bỏ da, trứng, mỳ gạo, phô mai, chuối, nước uống bổ sung điện giải, nước uống không có cafein, sữa, gelatin, mật ong... 

1.5 Táo bón

- Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả.

- Tăng thực phẩm nhiều xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tươi, trái cây tươi, thực phẩm có vỏ ( Vd: đậu đỗ...), hạt và các chế phẩm ( VD: hạt hướng dương, hạt bí....)

- Thiết lập thói quen đại tiện cá nhân.

- Tăng cường hoạt động thể lực theo tình trạng sức khỏe như đi bộ, tập thể dục mỗi ngày.

1.6 Chảy máu.

- Khi đánh răng nên sử dụng bàn chải mềm hoặc làm mềm bàn chải bằng nước ấm.

- Sử dụng nước súc miệng như nước muối sinh lý, nước chè xanh... 

- Cẩn thận khi sử dụng kéo dao, các vật sắc nhọn.

- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

- Không nên: xỉa răng, chơi thể thao nặng hoặc các hoạt động dễ gây tổn thương.

1.7 Các vấn đề miệng, hầu họng ( khô loét miệng, thay đổi mùi vị, viêm lợi, viêm lưỡi...)

- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng.

- Uống nhiều nước.

- Ngậm kẹo không đường hoặc ăn kẹo cao su không đường.

- Nên ăn thực phẩm mềm, ẩm, dễ nhai, dễ nuốt: VD: ngũ cốc ninh, khoai tây nghiền, trái cây mềm, súp, sữa các loại, sinh tố...

- Nghiền nhỏ thức ăn, nhai chậm.

- Không ăn thức ăn ấm nóng.

- Tránh thực phẩm giòn, sắc, cay, nóng, chua, thực phẩm và đồ uống có nhiều đường.

- Tránh thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích,

- Tránh tăm xỉa răng và các vật sắc nhọn khác.

II. DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BỊ GIẢM HỒNG CẦU, BẠCH CẦU

I. Giảm hồng cầu

1. Thực phẩm nên dùng

Nên ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm trong đó đặc biệt chú trọng:

Thực phẩm giàu sắt: gan, sò, trai, các loại thịt nạc (bò nạc, lợn nạc, gà nạc, cá nạc), lòng đỏ trung..., đậu đỗ, rau màu xanh đậm, thực phẩm được tăng cường sắt (ngũ cốc, bánh mì, ...) “Ăn kết hợp thực phẩm giàu sắt với các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt: + Một số loại rau: súp lơ xanh, súp lơ trắng, ớt xanh, ớt đỏ, rau cải bó xôi, cải bắp, rau ngót, rau muống, khoai tây, cà chua, họ bí: bí ngô

+ Một số loại quả: Quả họ cam quýt, kiwi, xoài, đu đủ, dứa, dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, dưa hấu, bưởi, ổi,

- Thực phẩm giàu Folate: măng tây, súp lơ, đậu xanh, ngô, cam, bơ, rau diếp, các loại họ đậu... - Thực phẩm chứa vitamin B12: trứng, cá hồi, thịt bò, tôm, sò điệp, sữa, sữa chua,...

-Các thực phẩm giàu vitamin A: gan, lươn, rau lá xanh đậm, cà rốt, bí ngô, khoai lang,...

 2.Thực phẩm hạn chế dùng

- Thực phẩm chứa chất tanin: trà, một số quả có vị chát có thể cản trở hấp thu sắt do đó nên hạn chế sử dụng trong các bữa ăn. Uống vừa phải các loại trà, và tránh uống trong các bữa ăn.

 3.Thực phẩm không nên dùng

- Các đồ uống có cồn: rượu, bia, chất kích thích: thuốc lá, cà phê

4. Cách chế biến

- Cắt thái các loại rau củ ngay trước khi nấu, sau khi đã rửa sạch tránh làm mất các vitamin tan trong nước: Vitamin C

- Nên chế biến các loại rau củ dưới dạng hấp, nấu với ít nước trong thời gian ngắn giúp giữ lại được hàm lượng vitamin C trong một số loại rau củ.

5. Chú ý

- Người bệnh nên nghỉ ngơi điều độ, hợp lí. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, có thể ngủ các giấc ngủ ngắn hơn 1 giờ từ 1-2 lần trong ngày

- Hạn chế vận động quá sức, làm việc nặng, thay đổi tư thế đột ngột chẳng hạn từ nằm sang đứng.

II. Hạ bạch cầu

- Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: nhóm thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa, tôm cua, đậu đỗ, nhóm ngũ cốc, nhóm rau củ quả.

- Ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.

- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại rau sống.

- Thường xuyên vệ sinh tay đặc biệt vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng tiệt khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thực phẩm

-Vệ sinh da và răng miệng hàng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn, sử dụng bàn chải mềm để tránh tổn thương niêm mạc miệng.

- Bổ sung nước điện giải khi bị sốt và tiêu chảy,

- Nghỉ ngơi nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng ( đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh,...)

III. TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG

- Ăn đủ nhu cầu năng lượng và nước theo khuyến nghị

- Bữa ăn đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng:

+ Nhóm tinh bột

+ Nhóm chất đạm

+ Nhóm chất béo

+ Nhóm rau xanh và quả chín

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm trong từng nhóm chất dinh dưỡng

1. Thực phẩm nên dùng

- Nhóm tinh bột: Gạo nếp, gạo tẻ, miến, bún, bánh phở, các loại khoai, củ,... 

- Nhóm chất đạm: Các loại thịt (lợn, bò, trâu, gà vịt,...), các loại cá, tôm cua, trứng, sữa, đạm thực vật: đậu đỗ....

- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu...)

Rau xanh và quả chín: Ăn nhiều rau xanh, quả chín, rau thơm, và rau quả nhiều chất xơ (rau họ đậu, rau lang, rau muống, rau dền,...). Mỗi ngày nên ăn 300 – 400g rau, 200 – 400g quả chín.

- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, hàu, cải xanh, rau súp lơ, quả óc chó, hạt chia, dầu oliu...

- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hóa

+ Rau: cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống...

+ Quả: ổi, bưởi, cam, chuối, bơ, chôm chôm, mít, dâu tây, dưa hấu, dưa bở, lựu, thanh long, na

- Tăng tiêu thụ các loại rau họ cải như cải bắp, súp lơ và các loại rau họ cải khác. - Có thể uống 3 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày vì trong một số trường hợp sẽ đem lại lợi ích do tác dụng của Polyphenol và chất EGCG (epigallocatechin gallate) chất chống oxy hóa có nhiều trong trà xanh.

2. Thực phẩm hạn chế dùng

- Các thực phẩm chứa nhiều axit béo như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay, các loại bánh như bánh chả.

- Hạn chế tối đa các loại thịt chế biến sẵn, thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội.

Hạn chế sử dụng trứng. Nên ăn dưới 5 quả/tuần

- Hạn chế thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như nước ngọt, kem ngọt...

- Hạn chế uống nước chè ban đêm.

3. Thực phẩm không nên dùng

- Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

- Các loại thức ăn bị nấm mốc như: lạc mốc, đỗ đậu mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn

mốc...

- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá

- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: mỡ động vật, nội tạng động vật, da gà/vịt.... Tránh chế biến các chất béo ở nhiệt độ cao trong thời gian dài (chiên/rán, xào quá lâu).

4. Chú ý

- Lượng muối: 6g/ ngày, không nên quá 10g/ ngày

- Khuyến nghị lượng thịt đỏ trung bình dưới 300g/ tuần (Thịt đỏ là thịt từ động vật 4 chân VD: thịt lợn, thịt bò, thịt trâu,...),

- Tránh chế biến các loại thịt đặc biệt là thịt đỏ ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài như chiên, rán, nướng...

- Chia nhiều bữa ngày: 4 – 6 bữa/ngày (bao gồm cả bữa phụ: sữa, hoa quả,...), không ăn quá no, không để quá đói

- Cung cấp đủ nước trong ngày: bao gồm cả nước uống, canh, sữa, nước hoa quả...

Đậu nành: 1- 2 đơn vị/ngày tương đương với 1-2 bìa đậu phụ, 1-2 cốc sữa đậu nành, 30-60g hạt đậu nành.

- Luyện tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần.

- Ngủ nghỉ điều độ, duy trì cân nặng lí tưởng tránh thừa cân/béo phì.

5. Quy đổi thực phẩm tương đương:

* 1 lạng gạo có thể thay thế bằng: 1 lạng miến, mỳ sợi, 1 lạng gạo nếp, 2,5 lạng bánh phở tươi, 3 lạng bún, 3 lạng khoai củ

* 1 lạng thịt lợn nạc có thể thay thế bằng:1 lạng thịt bò nạc, thịt gà nạc, cá nạc, 1,2 lạng tôm, tép tươi, 40g ruốc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà, 2 bìa đậu phụ.

* 1 thìa dầu ăn (5ml) có thể thay thế tương đương với 8g lạc hạt, 8 g vừng.

* 1g muối ăn: bằng 1 thìa gạt thìa sữa chua; tương đương với 5ml nước mắm, 7ml maggi.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    02:18 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Ds. Mai Hoàng Anh – Khoa Dược Dịch sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt ở Việt Nam dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngứa và cách khắc phục tình trạng này.
    02:17 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biên soạn: Lê Thị Hài – Khoa Dược Triệu Chứng Của Bệnh Đái Thái Đường Thai Kỳ : Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    02:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoát vị đĩa đệm
    Thoát vị đĩa đệm
    Biên soạn: Nguyễn Thị Bích Hòa – Khoa Dược Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
    02:12 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược Khi mọi người già đi, nguy cơ loãng xương của họ tăng lên. Loãng xương là bệnh khiến xương yếu đi và trở nên giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương (gãy xương). Người lớn tuổi cũng có xu hướng mất cơ bắp (một tình trạng gọi là sarcopenia). Chúng ta cần cơ bắp mạnh mẽ để giúp chúng ta duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
    02:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn