image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Dược
01/10/2024
Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng

 

                                                Biên soạn: Lương Thị Phương Linh – Khoa Dược

  1. Viêm Mao Mạch Dị Ứng Là Gì ?

         Viêm mao mạch dị ứng là một dạng tổn thương hệ thống vi mạch lan tỏa ở nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến da, tim mạch, hệ tiêu hóa, xương khớp,… Tình trạng viêm này có thể gây chảy máu mao mạch nhỏ và nổi ban xuất huyết. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm song gây nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh.     

  1. Viêm Mao Mạch Dị Ứng Nguyên Nhân Do Đâu :

        Trên thực tế, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mao mạch dị ứng. Căn bệnh này thường khởi phát liên quan đến những trường hợp sau:

  • Do các vi khuẩn hoặc virus như tụ cầu, liên cầu, nấm hoặc trực khuẩn lao,…
  • Sau khi tiêm vaccine hoặc sử dụng các loại thuốc như penicillin, sulfa, phenytoin,… thì hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến tình trạng viêm xuất huyết mao mạch.
  • Sau khi bị côn trùng đốt.
  • Viêm da dị ứng hoặc cơ địa dị ứng: Dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết,…

 

  1. Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Mao Mạch Dị Ứng :
  • Nổi ban xuất huyết: Tình trạng viêm mao mạch dị ứng gây ra ban xuất huyết. Những đốm viêm có thể có màu tím hoặc đỏ. Vùng da có nếp gấp ở cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi bị phát ban, không đau và không ngứa nhưng gây mất thẩm mỹ. Đôi khi có thể phát ban ở vùng tai, mũi hoặc bộ phận sinh dục.
  • Đau khớp: Khoảng 75% người bệnh bị viêm mao mạch Dị ứng có biểu hiện này, thường bị đau khớp gối, khớp cổ tay khoặc khuỷu tay. Vùng quanh khớp bị tổn thương có thể bị phù, đau gân và hạn chế cử động.
  • Triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa: Người bệnh có thể bị đau bụng quanh rốn hoặc thượng vị, đau âm ỉ kèm theo hiện tượng nôn, buồn nôn.
  • Các triệu chứng khác: Xuất huyết tiêu hoá, viêm cầu thận, tiểu tiện ra máu hoặc protein niệu.
  • Đau khớp
  • Các hạch bạch huyết sưng to
  • Viêm thận (trong trường hợp hiếm)
  • Sốt nhẹ.

 

  1. Các Biến Chứng Của Viêm Mao Mạch Dị Ứng :
    • Gây tổn thương khớp : Bị viêm mo mạch Dị ứng có thể dẫn đến các bệnh xương khớp như: Đau khớp, viêm khớp, phù quanh khớp và đau gân. Tình trạng này có thể điều trị khỏi trong vài ngày, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát. Ngoài ra, người bệnh có thể bị biến chứng dẫn đến tổn thương cơ, thậm chí là hoại tử trên 1 động mạch cơ.
    • Gây tổn thương hệ tiêu hóa : Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn mửa. Nghiêm trọng hơn là xuất huyết đường tiêu hoá, nôn ra máu, đại tiện ra chất thải màu đen hoặc kèm theo máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến: Lồng ruột cấp, tắc ruột, thủng đại tràng,…
    • Gây tổn thương thận : Bệnh viêm mao mạch Dị ứng cũng có nguy cơ gây tổn thương thận, hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh chóng.
    • Đối với sinh dục nam giới: Nam giới có thể bị viêm tinh hoàn hoặc xoắn thừng tinh.
    • Tổn thương tim và phổi: Biến chứng viêm mao mạch Dị ứng gây nhồi máu cơ tim, xuất huyết phổi hoặc tràn dịch màng phổi
    • Ảnh hưởng thần kinh trung ương: Gây xuất huyết màng não chèn vào dây thần kinh trung ương, đau đầu, hôn mê hoặc có thể dẫn đến rối loạn hành vi.

 

  1. Cách Điều Trị Viêm Mao Mạch Dị Ứng :

           Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý tự miễn và chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nên hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị hiện nay chủ yếu là chống viêm, điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp điều trị bảo tồn được chỉ định cho tất cả các người bệnh. Các người bệnh chỉ có ban xuất huyết đơn thuần có thể dùng các phương pháp như nghỉ ngơi tại giường trong đợt cấp, và sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng đi kèm.

Điều trị thuốc chống viêm

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được chỉ định trong các trường hợp chỉ có ban và đau khớp đơn thuần trong vòng 5 đến 7 ngày hoặc khi triệu chứng đã ổn định. Hạn chế sử dụng khi người bệnh có xuất huyết tiêu hóa hoặc suy thận, suy gan nặng.

  • Glucocorticoid được chỉ định trong các trường hợp có đau bụng, tổn thương thận, đau khớp và ban xuất huyết không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid đơn thuần. Hoặc trường hợp người bệnh có biểu hiện nặng và hiếm gặp như tổn thương thần kinh, tổn thương phổi..cũng được chỉ định sử dụng corticoid

Nên dùng Glucocorticoid sớm ở những người bệnh chưa có tổn thương thận và không nên dùng kéo dài quá 1 tháng.

  • Các thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định dùng phối hợp với thuốc corticoid khi người bệnh có tổn thương thận không đáp ứng với corticoid đơn thuần, đặc biệt là hội chứng thận hư và viêm cầu thận

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng kháng sinh nếu người bệnh có căn nguyên nhiễm trùng

  • Nếu người bệnh có suy thận thì nên được dùng thuốc lợi tiểu, chế độ ăn nhạt và hạn chế đưa dịch vào cơ thế

  • Sử dụng thuốc giảm đau, an thần ở người bệnh đau bụng

  • Khi người bệnh có xuất huyết tiêu hóa có thể  sử dụng các thuốc ức chế tiết dịch vị (omeprazole, cimetidine, ranitidine...), thuốc cầm máu (transamin...) và bọc niêm mạc dạ dày. Đồng thời hạn chế tối đa việc sử dụng glucocorticoid và các thuốc chống viêm không steroid vì có thể gây tổn thương dạ dày

  • Người bệnh có đau khớp thì dùng các thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoặc tại chỗ.

Điều trị biến chứng

         Người bệnh cần lưu ý phát hiện sớm các triệu chứng gây ra bởi biến chứng thận và tiêu hóa. Biến chứng viêm thận hay xuất hiện trong 4 tuần đầu và phải dựa vào xét nghiệm để chẩn đoán. Một số trường hợp người bệnh cần sinh thiết thận để chẩn đoán sớm mức độ tổn thương giúp điều trị kịp thời tránh hậu quả suy thận mạn.

  1. Kết Luận :

         Nhìn chung người bệnh viêm mao mạch dị ứng có thể kiểm soát tốt nếu tuân theo đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh viêm mao mạch dị ứng,  cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh như nhiễm trùng, tiêm phòng, côn trùng cắn, dị ứng thực phẩm.

(Nguồn : sưu tầm )

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Ds. Mai Hoàng Anh – Khoa Dược Dịch sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt ở Việt Nam dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngứa và cách khắc phục tình trạng này.
    02:17 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biên soạn: Lê Thị Hài – Khoa Dược Triệu Chứng Của Bệnh Đái Thái Đường Thai Kỳ : Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    02:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoát vị đĩa đệm
    Thoát vị đĩa đệm
    Biên soạn: Nguyễn Thị Bích Hòa – Khoa Dược Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
    02:12 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược Khi mọi người già đi, nguy cơ loãng xương của họ tăng lên. Loãng xương là bệnh khiến xương yếu đi và trở nên giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương (gãy xương). Người lớn tuổi cũng có xu hướng mất cơ bắp (một tình trạng gọi là sarcopenia). Chúng ta cần cơ bắp mạnh mẽ để giúp chúng ta duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
    02:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tác hại của thuốc giảm cân mà bạn cần biết
    Tác hại của thuốc giảm cân mà bạn cần biết
    DS. Phan Tô Đình Trung – Khoa Dược Thuốc giảm cân hiện nay được nhiều người sử dụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thuốc giảm cân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Dưới đây là những điểm quan trọng bạn cần biết về thuốc giảm cân:
    02:08 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn