image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Dược
01/10/2024
Thoát vị đĩa đệm
Biên soạn: Nguyễn Thị Bích Hòa – Khoa Dược Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
  1. Biểu Hiện Của Thoát Vị Đĩa Đệm :

      Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau nhức khó chịu, làm người bệnh mệt mỏi và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết sớm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

  • Top 5 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến :

  • Đau thắt lưng
  • Cơn đau lan rộng
  • Cơn đau gia tăng khi vận động
  • Giảm khả năng hoạt động
  • Mất kiểm soát cơ thể
  • Top 7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ :

  • Đau dọc vùng gáy
  • Đau nhức lan rộng
  • Cường độ cơn đau thất thường
  • Mất cảm giác
  • Hạn chế khả năng hoạt động
  • Yếu cơ
  • Dấu hiệu khác : khó thở, táo bón, khó tiểu

 

  1. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm :
  • Chấn thương cột sống
  • Thoái hóa do tuổi tác
  • Thừa cân béo phì, gây sức nặng cho cột sống làm thoát vị đĩa đệm
  • Các nguyên nhân khác : thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích, di truyền...

 

  1. Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nguy Hiểm Không ?

        Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày sẽ gây nên sự hạn chế vận động của cơ thể.

         Nếu khối lượng thoát vị đĩa đệm quá to, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp khối đĩa đệm bị trượt và chèn lên dây thần kinh cánh tay, người bệnh không thể nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại. Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt tình trạng bị đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất kiểm soát khi đi vệ sinh hay thậm chí là tàn phế suốt đời.

  1. Phương Pháp Điều Trị :

       Có hai phương pháp chữa bệnh chủ yếu điều trị là bảo tồn và phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh lý, cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động lao động, sinh hoạt và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

  • Dùng thuốc : Các cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm …Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời chứ không thể trị liệu bệnh hiệu quả. Nếu người bệnh lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ : Viêm loét dạ dày, hành tá tràng, suy gan , suy thận, loãng xương sớm...
  • Vật lý trị liệu : Song song quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để khắc phục các cơn đau: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng máy trị liệu và các bài tập là phương pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trong 1 thời gian ngắn, do chưa tác động đúng căn nguyên để giải phóng hệ thống chèn ép, bệnh lý dễ dàng bị tái phát trở lại..
  • Phẫu thuật : Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở, mổ nội soi lấy thoát vị đĩa đệm.Tuy nhiên, hạn chế của những phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

 

  1. Phòng Ngừa Thoát Vị Đĩa Đệm :
  2. Kết Luận :

     Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tặng cường sự dẻo dai cho xương khớp.

  • Duy trì chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.

  • Không mang, khuân vác đồ vật quá nặng để bảo vệ cột sống.

  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh.

  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường như đau, tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc tay chân đột ngột yếu đi…

     Thống kê cho thấy, khoảng 30% dân số Việt Nam đang gặp phải tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần là thoái hóa tự nhiên… Đáng lưu ý, thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30-60 tuổi. Vậy nên mọi người trong chúng ta nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân, có chế độ sinh hoạt, làm việc, tập luyện hợp lý để duy trì tình trạng tốt nhất cho cột sống của mình nói riêng, cũng như sức khỏe cho bản thân nói chung.

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    02:18 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Ds. Mai Hoàng Anh – Khoa Dược Dịch sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt ở Việt Nam dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngứa và cách khắc phục tình trạng này.
    02:17 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biên soạn: Lê Thị Hài – Khoa Dược Triệu Chứng Của Bệnh Đái Thái Đường Thai Kỳ : Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    02:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược Khi mọi người già đi, nguy cơ loãng xương của họ tăng lên. Loãng xương là bệnh khiến xương yếu đi và trở nên giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương (gãy xương). Người lớn tuổi cũng có xu hướng mất cơ bắp (một tình trạng gọi là sarcopenia). Chúng ta cần cơ bắp mạnh mẽ để giúp chúng ta duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
    02:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tác hại của thuốc giảm cân mà bạn cần biết
    Tác hại của thuốc giảm cân mà bạn cần biết
    DS. Phan Tô Đình Trung – Khoa Dược Thuốc giảm cân hiện nay được nhiều người sử dụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, thuốc giảm cân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Dưới đây là những điểm quan trọng bạn cần biết về thuốc giảm cân:
    02:08 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn