image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Dược
01/10/2024
Tác động của stress đến chu kỳ kinh nguyệt
Biên soạn: Vũ Thị Thủy Tiên – Khoa Dược Căng Thẳng Là Gì? Căng thẳng là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Căng thẳng tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao, còn căng thẳng tiêu cực, chẳng hạn như có quá nhiều yêu cầu ở trường học, nơi làm việc hoặc sự ra đi của một người thân yêu thương đem lại những tác động xấu đến cơ thể. Những người bị căng thẳng mãn tính có thể cảm thấy rằng họ không thể xử lý các công việc hàng ngày, có giới hạn hoặc không kiểm soát được hướng đi của cuộc sống của mình hoặc dễ trở nên tức giận hoặc cáu kỉnh.

                         

  1.    Mối Quan Hệ Sinh Học Giữa Căng Thẳng Và Hệ Thống Sinh Sản :

        Căng thẳng kích hoạt một con đường nội tiết tố trong cơ thể được gọi là trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal, HPA). Việc kích hoạt trục HPA có liên quan đến việc tăng nồng độ cortisol và hormone giải phóng corticotropin (CRH). Trục HPA, cortisol và CRH giúp kiểm soát phản ứng căng thẳng trong cơ thể. Sự phóng thích CRH và cortisol có thể ngăn cản mức độ hoạt động bình thường của hormone sinh sản, có khả năng gây ra hiện tượng rụng trứng bất thường và thậm chí là không rụng trứng hoặc vô kinh (không có kinh nguyệt). Hơn nữa, nồng độ CRH bất thường trong mô sinh sản có liên quan đến kết cục thai xấu, chẳng hạn như sinh non.

  1. Những Tác Động Của Căng Thẳng Đối Với Chu Kỳ Kinh Nguyệt :

         Chu kỳ kinh nguyệt là điều vô cùng quan trọng đối với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên những áp lực từ công việc và cuộc sống luôn khiến chị em phụ nữ gặp phải tình trạng stress. Vậy stress có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

          Stress là hệ quả thường thấy của mỗi chúng ta sau một sự việc tiêu cực. Đặc biệt đối với phụ nữ thì hiện tượng căng thẳng, stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Căng thẳng kéo dài sẽ tác động lên tuyến thượng thận, từ đó làm tăng tiết hormone cortisol. Chính hormone cortisol này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự rối loạn của cả hai loại nội tiết tố này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

 -   Căng thẳng có thể gây ra sự chậm rụng trứng. Khi bạn bị căng thẳng trước thời điểm rụng trứng, sẽ khiến một số hormone nhất định khó được kích hoạt, điều này sẽ khiến quá trình rụng trứng bị trì hoãn, nghĩa là kinh nguyệt của bạn sẽ không đến đúng thời điểm hoặc không thể đoán trước được. Chậm trễ rụng trứng cũng là một vấn đề không nhỏ đối với những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đặc biệt nếu họ đã phải khó khăn với các vấn đề sinh sản trong quá khứ.

-  Căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các nội tiết tố nữ. Việc stress, căng thẳng kéo dài làm rối loạn các nội tiết tố này và ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, màu sắc và mùi của máu kinh nguyệt. Stress cũng là nguyên nhân chính khiến chu kỳ kinh dài ngắn thất thường.

-  Đau bụng kinh cũng có liên quan đến căng thẳng. Sự căng thẳng xuất hiện từ chu kì trước cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất đau bụng kinh của phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt.

Tóm lại, căng thẳng ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt nói riêng, cũng như ảnh hưởng tới sinh lý, sức khỏe, tâm lý , đời sống sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ.

  1. Làm Thế Nào Để Giải Tỏa Căng Thẳng :
  • Tạo thói quen tốt cho cơ thể : xây dựng lối sống lành mạnh, duy trì chất lượng giấc ngủ, chú ý chất lượng dinh dưỡng hàng ngày
  • Giữ cho tinh thần sảng khoái : sắp xếp công việc hợp lý, giảm tải áp lực công việc. Tham gia các hoạt động thư giãn , giải tỏa tâm lý : tập yoga, nghe nhạc, thiền định.......
  • Lên kế hoạch thực tế với những mục tiêu mình đặt ra : Khi chúng ta đặt ra mục tiêu, chúng ta thường có tham vọng, chúng ta muốn phấn đấu gây nên áp lực với thân. Tuy nhiên, việc đặt ra những mục tiêu nhỏ có thể đạt được có thể mang lại nhiều lợi ích hơn, vì nếu bạn không hoàn thành mọi việc, đừng quá khắt khe với bản thân, sống thực tế và luôn tỉnh táo trong thời điểm căng thẳng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm áp lực cho bản thân.
  1. Kết Luận :

         Ngày nay, việc mọi người có những áp lực, căng thẳng trong sống khiến ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý ngày càng gia tăng. Đối với riêng chị em phụ nữ, áp lực càng lớn khi họ phải gánh trên vai từ công việc gia đình đến công việc xã hội, khiến cho mức độ stress càng tăng, càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, khiến các chị em phụ nữ gặp nhiều vấn đề về tâm sinh lý. Bởi vậy, các chị em cần cố gắng để cân bằng mọi việc trong cuộc sống, để cho cơ thể được nghỉ ngơi sao cho có một chất lượng cuộc sống tốt nhất. 

(Nguồn : sưu tầm)

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    02:18 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Ds. Mai Hoàng Anh – Khoa Dược Dịch sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt ở Việt Nam dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngứa và cách khắc phục tình trạng này.
    02:17 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biên soạn: Lê Thị Hài – Khoa Dược Triệu Chứng Của Bệnh Đái Thái Đường Thai Kỳ : Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    02:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoát vị đĩa đệm
    Thoát vị đĩa đệm
    Biên soạn: Nguyễn Thị Bích Hòa – Khoa Dược Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
    02:12 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược Khi mọi người già đi, nguy cơ loãng xương của họ tăng lên. Loãng xương là bệnh khiến xương yếu đi và trở nên giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương (gãy xương). Người lớn tuổi cũng có xu hướng mất cơ bắp (một tình trạng gọi là sarcopenia). Chúng ta cần cơ bắp mạnh mẽ để giúp chúng ta duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
    02:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn