image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Dược
01/10/2024
Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Biên soạn: Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Dược Hội Chứng Bàn Chân Bẹt Là Gì ? Đầu tiên vòm gan chân có 3 dạng là: bàn chân bình thường, bàn chân bẹt , bàn chân vòm cao. Trong đó, bàn chân bẹt là tình trạng một hoặc cả hai bàn chân có ít hoặc không có vòm.

    2. Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ Nhỏ :

        Để chẩn đoán được chính xác trẻ có bị bàn chân bẹt và có cần thực hiện điều trị hay can thiệp hay không, thì cần kiến thức chuyên sâu của bác sĩ chuyên khoa.

         Bàn chân bẹt được phần thành hai loại là bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Bàn chân bẹt sinh lý là tình trạng thường gặp, mềm dẻo, tiên lượng tốt. Đây là một biến thể của bàn chân bình thường. Trong khi, bàn chân bẹt bệnh lý lại thường cứng, gây mất chức năng bàn chân. Phần lớn trường hợp này sẽ cần can thiệp và phẫu thuật.

       Hội chứng bàn chân bẹt thường là do thói quen đi chân đất, đi dép hay xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ. Một số bé mắc bệnh lý lỏng lẻo đa khớp có khả năng phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một dị tật bàn chân bẹt có yếu tố di truyền. Ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều có thể mắc phải căn bệnh này. 

       Các bậc phụ huynh nên thường xuyên chú ý quan sát con, khi con có những biểu hiện sau thì nên cho con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị :

  • Triệu chứng thường gặp nhất là những cơn đau nhức khó chịu ở bàn chân. Cảm giác đau phát sinh do tình trạng cơ và dây chằng bị căng cơ quá mức trong thời gian dài. Hơn nữa, triệu chứng đau nhức, khó chịu còn có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể như mắt cá chân, đầu gối, bắp chân, hông, thắt lưng và cẳng chân. 

  • Bố mẹ quan sát chân con khi đứng. Nếu gót vẹo ngoài, không thấy vòm gan chân, mặt trong gan chân sát đất, vết bàn chân đầy (cho con đi chân ướt trên mặt đất/sàn) như hình thì tức là con có bàn chân bẹt.

  •  Con ngại không dám chạy nhảy, leo trèo, vận động mạnh.

 

3. Phương pháp điều trị chứng bàn chân bẹt: 

  • Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân : Đây là miếng lót đặc biệt khi mang giày dép. Phụ kiện này sẽ được thiết kế đúng với kích thước chân của trẻ, thiết kế tạo vòm ở mặt bàn chân. Khi di chuyển mỗi ngày, dưới tác động của trọng lực cơ thể, phụ kiện này giúp nâng đỡ phần xương bàn chân, tạo vòm để xương bàn chân của người bệnh trở về đúng trục phát triển. 

  • Các bài tập dành cho người bệnh bàn chân bẹt : Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một vài bài tập trị liệu giúp kiểm soát tốt những triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

  • Những bài tập dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng độ linh hoạt cho bàn chân và mắt cá chân, nhờ đó cải thiện triệu chứng.

  • Phẫu thuật bàn chân bẹt : Với người bệnh kém đáp ứng những phương pháp không can thiệp kể trên hay những biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể được chỉ định. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau, tạo ra một vòm bàn chân mới, cải thiện hoạt động bàn chân.

 

4. Kết luận: 

     Mặc dù hội chứng bàn chân bẹt không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó lại để lại những di chứng mang đến những khó khăn và hạn chế cho cuộc sống sau này của trẻ nhỏ như : ảnh hưởng tới dáng đi, tới sự phát triển cơ xương khớp, gây đau đớn khó chịu khi di chuyển, vận đông.......Bởi vậy, các bậc cha mẹ nên thường xuyên theo dõi những biểu hiện của con em mình để có những biện pháp điều trị phù hơp không làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con sau này.

(Nguồn : sưu tầm )

 

 

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    Những điều cần biết về bệnh viêm mao mạch dị ứng
    02:18 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Tình trạng ngứa trên người bệnh sốt xuất huyết và cách khắc phục
    Ds. Mai Hoàng Anh – Khoa Dược Dịch sốt xuất huyết xảy ra phổ biến ở những vùng có khí hậu ẩm ướt và đặc biệt ở Việt Nam dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa. Người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngứa và cách khắc phục tình trạng này.
    02:17 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Sự nguy hiểm khi mắc đái tháo đường thai kỳ
    Biên soạn: Lê Thị Hài – Khoa Dược Triệu Chứng Của Bệnh Đái Thái Đường Thai Kỳ : Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết vào thời kỳ mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nếu không được kiểm soát tốt cả mẹ bầu và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ và trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 trong tương lai.
    02:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoát vị đĩa đệm
    Thoát vị đĩa đệm
    Biên soạn: Nguyễn Thị Bích Hòa – Khoa Dược Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.
    02:12 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Tập thể dục cải thiện sức khỏe xương như thế nào
    Biên soạn: Đào Thị Thùy Linh – Khoa Dược Khi mọi người già đi, nguy cơ loãng xương của họ tăng lên. Loãng xương là bệnh khiến xương yếu đi và trở nên giòn, làm tăng nguy cơ gãy xương (gãy xương). Người lớn tuổi cũng có xu hướng mất cơ bắp (một tình trạng gọi là sarcopenia). Chúng ta cần cơ bắp mạnh mẽ để giúp chúng ta duy trì sự cân bằng và giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
    02:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn