image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VII. Phổi
30/09/2024
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu Nội- Ngoại khoa nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.

Xuất huyết tiêu hóa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, vị trí khác nhau gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm trí cũng có thể gây sốc. Căn cứ vào vị trí xuất huyết ở trong ống tiêu hóa, người ta chia làm 2 loại:

Xuất huyết tiêu hóa trên: Xảy ra từ thực quản kéo dài cho tới vị trí D4 ở trên dây chằng Triez. Đây chính là ranh giới để phân chia tá tràng với hỗng tràng.

Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết từ dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn.                                     

https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/wp-content/uploads/2012/05/picture12.png?w=300&h=184

 

Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa cao: chủ yếu do loét dạ dày tá tràng và tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây dãn vỡ búi giãn thực quản.

- Xuất huyết từ thực quản: Vỡ tĩnh mạch quản; K thực quản; Polyp thực quản; Hội chứng Wallory Weiss; Viêm loét thực quản.

- Xuất huyết từ dạ dày – tá tràng: Viêm loét dạ dày – tá tràng; K dạ dày; Vỡ tĩnh mạch dạ dày; Polyp dạ dày – tá tràng.

- Xuất huyết nguyên nhân từ mật – tụy.

- Các bệnh lý gây rối loạn đông máu: Bạch cầu cấp; Suy tủy; Suy gan nặng; Xuất huyết giảm tiểu cầu; Sốt xuất huyết… .

- Do thuốc. 

  • Các loại thuốc làm loãng máu: Điển hình nhất là Warfarin. Loại thuốc này có thể làm gián đoạn quá trình đông máu tự nhiên, từ đó làm tăng nguy cơ xuất huyết hay khiến tình trạng xuất huyết tiêu hóa trở nên nghiêm trọng.

  • Ibuprofen và các loại thuốc chống viêm NSAIDs: Gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở rất nhiều người bệnh. Do đó, nếu thường xuyên dùng các loại thuốc này, bạn nên cân nhắc ngừng thuốc hay trao đổi với bác sĩ về vấn đề thay đổi loại thuốc.

  • Aspirin: Có thể khiến cho quá trình lưu thông tiểu cầu bị gián đoạn đồng thời khiến các tình trạng xuất huyết nghiêm trọng thêm nên. Do đó, cần ngừng sử dụng thuốc cho tới khi các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Xuất huyết tiêu hóa thấp

- Xuất huyết từ ruột non: Viêm ruột xuất huyết hoại tử; Thương hàn; Lồng ruột; Loét túi thừa Meckel… .

- Xuất huyết từ đại tràng: K đại tràng; Bệnh Crohn đại trực tràng; Polyp đại tràng; Bệnh lỵ…

- Xuất huyết từ trực tràng hậu môn: Viêm loét trực tràng hậu môn; K trực tràng; Polyp trực tràng; Trĩ hậu môn.

Người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa?

- Các biểu hiện của mất máu: mạch nhanh, hoa mắt, chóng mặt, da xanh… tuỳ mức độ thiếu máu. Da niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh, vã mồ hôi. Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

- Triệu chứng tiêu hóa tùy thuộc vào vị trí xuất huyết:

+ Đau bụng: Đau thượng vị, đau quanh rốn, đau dọc khung đại tràng, đau hậu môn.

+ Người bệnh có thể nôn ra máu: Máu đỏ tươi, máu đỏ xẫm lẫn máu cục, máu lẫn thức ăn và dịch dạ dày…Chú ý phân biệt với ho ra máu, ăn các chất có màu đỏ.

+ Đại tiện ra máu: đi ngoài phân có màu đen và/hoặc máu tươi thành tia và/hoặc phân nhày máu mũi…Chú ý tính chất mùi của phân (mùi hôi tanh kèm theo).

+ Triệu chứng của các bệnh nền kèm theo nếu có: Xơ gan, suy tủy, bạch cầu cấp, bệnh tim, bệnh phổi… .

Khi phát hiện các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa xảy ra, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Các xét nghiệm cận lâm sàng khi bị xuất huyết tiêu hóa

Công thức máu: hồng cầu giảm, hemoglobin tố giảm, Hematocrit giảm.

Xét nghiệm chức năng đông máu, nhóm máu. Làm các xét nghiệm bệnh nền nếu có.

Nội soi thực quản dạ dày, trực tràng, đại tràng: Tìm vị trí xuất huyết. Đồng thời khi nội soi, bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện thủ thuật cầm máu giải quyết nguyên nhân.

Bảng phân độ Forrest với người bệnh xuất huyết tiêu hóa cao

Thang điểm Forrest (các tỷ lệ khi không có can thiệp cầm máu trên nội soi)

Nguy cơ cao

Mức độ

Hình ảnh trên nội soi

Chảy máu tái phát %

Tỉ lệ tử vong %

Ia

Máu phun thành tia

55

11

Ib

Rỉ máu

IIa

Có mạch máu nhưng không chảy máu

43

11

IIb

Có cục máu đông

22

7

Nguy cơ thấp

IIc

Có cặn đen

10

3

III

Đáy sạch

5

2

 

Đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa

 

Nhẹ

Trung bình

Nặng

HA tối đa (mmHg)

100

80-90

<80

Mạch

90-100

100-120

>120

Hồng cầu (T/l)

>3

2-3

<2

Hematocrit (l/l)

0,3-0,4

0,2-0,3

<0,2

Mất máu (% thể tích tuần hoàn)

<20

20-30

>30

 

Điều trị người bệnh xuất huyết tiêu hóa đúng cách là như thế nào?

  • Nguyên tắc xử trí:

Hồi sức tích cực ngay từ đầu tình trạng mất máu.

Cầm máu càng nhanh càng tốt.

Xử trí nguyên nhân để tránh xuất huyết tái phát.

Tiến hành sớm nội soi dạ dày - tá tràng, đại trực tràng trong 24 giờ để chẩn đoán xác định và đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát trên nội soi và điều trị cầm máu bằng nội soi.

Trong trường hợp bệnh viện không có khả năng nội soi mà người bệnh nặng nếu điều kiện cho phép thì chuyển ngay tới bệnh viện tuyến trên để tiến hành nội soi. Trường hợp không thể chuyển người bệnh, sau khi hồi sức tích cực mà huyết động vẫn không ổn định thì hội chẩn bác sĩ ngoại khoa để xem xét khả năng phẫu thuật.

  • Điều trị cụ thể mức độ xuất huyết

  1. Xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ

- Nghỉ ngơi tại giường, người bệnh cần nhịn ăn lúc có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.

- Theo dõi lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết. Tìm nguyên nhân và tìm điểm xuất huyết.

- Nhập khoa Nội điều trị thường quy.

  1.  Xuất huyết mức độ vừa và nặng:

- Nằm đầu bằng nghiêng trái, thông thoáng đường thở, oxy liệu pháp, đặt nội khí quản khi có chỉ định.

- Đặt thông dạ dày, thông tiểu.

-  Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch đủ lớn, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Hồi sức huyết áp chống sốc: Mục tiêu đạt huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg. Dịch truyền thường dùng: NaCl 0,9%, Ringer Lactat, Gelofusine.

- Chỉ định truyền máu khi có xuất huyết tiêu hóa nặng.

- Khi có rối loạn đông máu truyền huyết tương tươi đông lạnh, khối tiểu cầu.

-  Nội soi tiêu hóa có vai trò quan trọng trong chẩn đoán tiêu điểm chảy máu và điều trị can thiệp cầm máu theo từng nguyên nhân, nên tiến hành sớm khi tình trạng người bệnh ổ định.

- Điều trị các bệnh lý nền kèm theo.

Làm thế nào để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa?

– Hạn chế và tốt nhất là ngừng sử dụng các loại chất kích thích và các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê, nước chè, thuốc lá. Các đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn hay đồ ăn quá nóng hay quá lạnh cũng nên hạn chế sử dụng vì nó có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

– Thay đổi khẩu phần ăn và bổ sung thêm nhiều chất xơ, rau, củ, quả và trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cung cấp các chất giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các loại bệnh lý ống tiêu hóa. Ngoài ra, uống đủ nước hàng ngày cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Ăn uống đúng cách như ăn đúng giờ, ăn đủ bữa, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa trong ngày cũng là những cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các món ăn hàng ngày phải được chế biến để dễ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.

– Rèn luyện cho bản thân có một lối sống điều độ như ngủ đúng giờ và đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, không có stress. Ngoài ra, tập luyện thể thao cũng được khuyến khích để giải tỏa stress và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Nếu có các bệnh lý cần sử dụng thuốc, cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng và lạm dụng các loại thuốc đặc biệt là kháng viêm, kháng sinh. Đây là những tác nhân có thể dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa.

https://benhvienphuongdong.vn/public/uploads/tin-tuc/bai-viet/xo-gan-xuat-huyet-tieu-hoa-phong-ngua.jpg

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về xuất huyết đường tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý cấp tính, có thể đe dọa đến mạng sống của mỗi chúng ta. Chính vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh và mỗi người đều có thể tự mình điều chỉnh lối sống của bản thân để tránh khỏi các bệnh tật về đường tiêu hóa. Khi có các dấu hiệu về đường tiêu hóa như đã nêu ở trên, người bệnh hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Bệnh gút
    Bệnh gút
    Bệnh gút là một bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở nam giới, ước tính chiếm từ 1 đến 4% dân số thế giới. Bệnh càng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như gánh nặng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong số các bệnh viêm khớp, bệnh gút là bệnh được hiểu biết rõ nhất và có khả năng kiểm soát tốt nhất. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh gút?
    10:49 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp (THK) là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần, đầu tiên là của sụn khớp, dần về sau là các tổ chức phần mềm quanh khớp. Như các dây chằng quanh khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Gây ra bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố gen, chuyển hóa, sinh hóa và cơ sinh học kèm theo các quá trình viêm xảy ra thứ phát.
    10:42 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Loét do tì đè
    Loét do tì đè
    Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm.
    04:43 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loãng xương
    Loãng xương
    Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ thậm chí tử vong.
    04:42 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Hội chứng de-quervain
    Hội chứng de-quervain
    (Viêm gân dạng dài duỗi ngắn ngón cái) Hội chứng De quervain được mô tả lần đầu tiên vào năm 1985 bởi giáo sư Fritz de Quervain người Thụy Sỹ, còn gọi là viêm gân cơ dạng dài duỗi ngắn ngón cái. Tình trạng viêm này do chít hẹp bao gân, đặc biệt nó không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là màng hoạt dịch. Khi màng hoạt dịch bị viêm, sưng đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay.
    04:40 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn