image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VII. Phổi
01/10/2024
Bệnh gút
Bệnh gút là một bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở nam giới, ước tính chiếm từ 1 đến 4% dân số thế giới. Bệnh càng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như gánh nặng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong số các bệnh viêm khớp, bệnh gút là bệnh được hiểu biết rõ nhất và có khả năng kiểm soát tốt nhất. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh gút?

https://thanhnien.mediacdn.vn/Uploaded/ngocquy/2022_12_09/1-gout-shutterstock-3251.jpg

bệnh gout

Bệnh gút là bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa các nhân purin với đặc điểm chính là tăng acid uric máu. Khi nồng độ acid uric bị bão hòa ở ngoài màng tế bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat (MSU) ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp và cạnh khớp cấp và/hoặc mạn tính, thường được gọi là viêm khớp do gút.

  • Nguyên nhân tăng acid uric máu

  1. Di truyền: Cơ thể khiếm khuyết 1 số enzym tham gia vào chuyển hóa acid uric. Có

bốn loại rối loạn di truyền trong tổng hợp purin là: (1) Tăng hoạt động men phosphoribosyl pyrophosphate synthetase (PRPP), (2) Thiếu men glucose-6-phosphatase, (3) Thiếu men fructose-l-phosphate aldolase, và (4) Thiếu men hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT).

  1. Giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể (nguyên nhân do tổn thương thận): nhiễm độc

với chì, một số loại thuốc như: aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch cyclosporine.

  1. Tăng sản xuất trong cơ thể (tiêu tế bào): thường thứ phát do các bệnh lý như: đa u

tủy xương, đa hồng cầu, thiếu máu huyết tán, rối loạn sinh tủy và tăng sinh lympho, và các bệnh lý ác tính khác.

  1. Tăng nhập vào cơ thể: do sử dụng các thực phẩm giàu nhân purin như rượu bia, các

loại thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn hải sản... .

  • Phân loại bệnh gút: 

  1. Gút nguyên phát (95%): chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh, bệnh thường có liên quan

đến các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, lối sống (các thực phẩm giàu nhân purin), một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác (đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh lý tim mạch…).

  1. Gút thứ phát: xuất hiện sau một số bệnh lý dẫn đến tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai như: suy thận, bệnh lý ống thận, bệnh lý huyết học, ác tính, thuốc, thai nghén, suy giáp, cường cận giáp.

  • Bốn giai đoạn của bệnh gút bạn có thể chưa biết?

  1. Tăng acid uric máu không triệu chứng: tăng nồng độ acid uric, chưa có biểu hiện

đau khớp. Acid uric bắt đầu lắng đọng dạng tinh thể ở các cấu trúc mô.

  1. Cơn gút cấp: sưng, đỏ, đau khớp. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể

urat và hình thành cặn lắng trong khớp. Sự lắng đọng tinh thể và thực bào tinh thể urat quá mức, gây viêm khớp cấp.

  1. Giai đoạn giữa những đợt gút cấp: xen kẽ những cơn gút cấp, không có triệu

chứng. Lúc này, tinh thể urat đã luôn lắng đọng ở khớp. Mục tiêu điều trị của chúng ta khi có gút cấp là các giai đoạn gian phát này được kiểm soát ổn định lâu dài.

  1. Viêm khớp gút mạn: do biến chứng của việc không kiểm soát được acid uric máu kéo dài dẫn đến hậu quả viêm xương khớp mạn  tính và hình thành hạt tophy.

  • Nhận biết cơn gút cấp 

Đối tượng thường gặp là nam giới (90%), độ tuổi cao nhất 40-50 tuổi, hoàn cảnh xuất hiện thường xảy ra sau khi:

  • Người bệnh uống nhiều bia rượu, sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều purin, giảm

cân nhanh quá mức, mất nước nhiều, sau chấn thương hoặc một can thiệp phẫu thuật.

  • Bổ sung thêm hoặc thay đổi liều các thuốc ảnh ưởng đến nồng đồ acid uric (aspirin,

lợi tiểu, thuốc kháng lao, bản thân các thuốc điều trị gút mà dùng không đúng liều lượng (allopurinol, febuxostat) …).

Đặc điểm cơn gút cấp

  • Khởi phát thường xảy ra trên 1 khớp, đặc hiệu tại khớp bàn ngón chân cái (90%).

Ngoài ra có thể gặp các khớp khác như: cổ chân, gối, khuỷu tay. Các khớp khác hiếm gặp.

  • Viêm khớp xuất hiện đột ngột, dữ dội và không có dấu hiệu cảnh báo. Trường hợp

điển hình, khớp tổn thương đau, sưng, nóng, đỏ rõ.

  • Xảy ra thường vào ban đêm, kèm theo cơn ớn lạnh. Người bệnh có thể có sốt.

  • Có thể khỏi hoàn toàn trong 1 tuần (dù không dùng thuốc) (thường <2 tuần).

  • Cơn gút nhẹ thường bị bỏ qua, tự khỏi sau 1-2 ngày đau khớp.

  • Chẩn đoán gút cấp

  1. Những lưu ý trong chẩn đoán

  • Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán gút là tìm thấy tinh thể urat trong xét nghiệm dịch

khớp.

  • Việc xét nghiệm tăng acid uric máu giúp tăng khả năng chẩn đoán, không phải tiêu

chẩn vàng. Acid uric máu thường tăng > 420 µmol/l (nam) và > 360 µmol/l (nữ), tuy nhiên khoảng 20% người bệnh có cơn gút cấp nhưng acid uric máu bình thường. Định lượng acid uric niệu 24 giờ: xác định tình trạng tăng bài tiết (> 600mg/24h) hay giảm thải tương đối (< 600mg/24h). Nếu acid uric niệu tăng dễ gây sỏi thận và không được chỉ định nhóm thuốc tăng đào thải acid uric.

  • Đặc điểm lâm sàng là dấu hiệu quan trọng để đưa ra chẩn đoán gút.

  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT) có hiệu

quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh.

  1. Chẩn đoán gút: theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu (ACR/EULAR 2015)

Chẩn đoán theo 3 bước: 

Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào: bắt buộc phải có ≥1 đợt sưng đau khớp.

Bước 2: Tìm thấy tinh thể monosodium urat (MSU) trong dịch khớp, có hạt tophy à chẩn đoán xác định. Nếu không đủ tiêu chẩn, chuyển bước 3.

Bước 3: Dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. Hiệp hội ACR/EULAR 2015 đã đưa ra một bảng tính điểm, chẩn đoán xác định gút khi tổng số điểm ≥ 8/21 điểm.

Việc tính điểm được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và có sự hỗ trợ của phần mềm tính điểm.

  • Điều trị các giai đoạn của gút

0

  1. Điều trị tăng acid uric không triệu chứng

Chủ yếu thay đổi lối sống, dinh dưỡng. Xem xét dùng thuốc trong các trường hợp:

  • Ngăn ngừa bệnh thận urate ở người bệnh đang hóa, xạ trị.

  • Bệnh khiếm khuyết về enzyme chuyển hóa acid uric máu.

  • Nồng độ acid uric máu vẫn cao dù đã thay đổi lối sống và các biện pháp không dùng thuốc.

  • Xem xét điều trị luôn thuốc hạ acid uirc nếu nồng độ acid uric >10mg/dl (600 µmol/l).

  1. Điều trị cơn gút cấp

    1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): các thuốc cổ điển như: Naproxen,

Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 thế hệ mới như: Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib... . Thuốc được sử dụng liều tối đa trong 5-7 ngày, sau đó dùng liều thông thường. Tuy theo đáp ứng lâm sàng và mục đích dự phòng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kéo dài NSAIDs.

Lưu ý các tác dụng phủ của NSAIDs trên tiêu hóa, tim mạch, thận…, chống chỉ định khi người bệnh suy thận vừa và nặng, thận trọng ở người cao tuổi. Nếu người bệnh có nguy cơ tiêu hóa nên chọn nhóm ức chế chọn lọc COX-2, hoặc phối hợp thuốc bảo vệ dạ dày.   

  1. Colchicin: thường rất có hiệu quả khi được sử dụng sớm, đặc biệt trong 24 giờ

đầu, hiệu quả sẽ hạn chế nếu người bệnh đã viêm khớp kéo dài.

Xu hướng hiện nay theo các khuyến cáo là dùng colchicine liều thấp. Trong 1-2 ngày đầu, uống 1mg x 2 lần/ngày (hoặc 0,6mg x 3 lần/ngày). Sau đó duy trì colchicine 1mg/ngày cho đến khi hết đau hoàn toàn. Colchicin có thể dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với NSAID, corticosteroid.

  1. Corticosteroid:

Người bệnh được chỉ định khi NSAID hoặc colchicine không hiệu quả hoặc chống chỉ định.

Liều thường dùng: prednisolone 30-50mg/ngày hoặc tiêm methylprednisolone tĩnh mạch chậm 3-5 ngày, giảm dần liều khi có đáp ứng. Thời gian dùng thường không quá 10-14 ngày. Corticosteroid tiêm tại chỗ: khi chỉ viêm một khớp hoặc một vài khớp vừa-lớn. 

Lưu ý khi dùng thuốc ở các đối tượng đặc biệt như người bệnh dùng thuốc chống đông, người lớn tuổi, thay kì và cho con bú, bệnh thận và ghép thận phải được thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Gần đây, thuốc sinh học (kháng IL-1) đã được đưa vào điều trị trên thế giới và đạt được nhiều tín hiệu tích cực trong việc giảm cơn gút cấp, kiểm soát bệnh lâu dài.

  1. Ngăn ngừa các cơn gút cấp

Chúng ta lựa chọn 1 trong 3 thuốc: colchicine liều thấp (0,6-1mg/ngày), NSAIDs liều thấp hoặc corticosteroids liều thấp. Người bệnh được chỉ định sau đợt cấp và hoặc khi bắt đầu thuốc điều trị hạ acid uric máu.

Thời gian điều trị: 3 tháng sau khi acid máu ổn định và không hạt tophi. 6 tháng sau khi acid uric máu ổn định và có hạt tophi.

  1. Điều trị thuốc hạ acid uric máu

    1. Mục tiêu điều trị: mục tiêu chung là acid uric máu < 360µmol/l.

  • Trường hợp gút mạn (có hạt tophi, viêm xương khớp mạn tính, sỏi thận/viêm tổ

chức kẽ thận, các đợt cấp thường xuyên): acid uric máu < 300 µmol/l.

  • Không khuyến cáo hạ acid uric khi nồng độ acid uric < 180 µmol/l.

    1. Lựa chọn thuốc điều trị

  • Allopurinol: 

Hiện này là lựa chọn đầu tay, liều khởi đầu là 100mg (có thể giảm được nguy cơ bùng phát bệnh và mẫn cảm allopurinol). Thực hiện tăng 100mg mỗi 2-4 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị. Liều tối đa hàng ngày là 800mg. 

Chú ý nguy cơ dị ứng và tương tác thuốc khi dùng, do người Việt Nam tỷ lệ mang gen HLA-B58:01cao nhất thế giới. Chú ý chỉnh liều ở người bệnh suy gan, suy thận (mức lọc cầu thận <30ml/phút).

Nếu không đạt mục tiêu hoặc không dung nạp/chống chỉ định: dùng febuxosat.

  • Febuxostat: Liều khởi đầu là 40-80mg/ngày, có thể dùng đến liều 320mg. Thuốc ít

gây dị ứng hơn allopurinol, có thể dùng ở người bệnh suy thận nhẹ và vừa. Chống chỉ định dùng đồng thời với thuốc ức chế miễn dịch azathioprine, mercilaurine.     

  • Một số nhóm thuốc khác như: Probenecid (250mg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100

800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron ít gặp trên lâm sàng và tại Việt Nam.

  • Dinh dưỡng và bệnh gút

Mỗi chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh (tập thể dục và tham gia các hoạt động thể thao, tránh làm việc với cường độ cao gây áp lực cho sức khỏe, chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh và điều trị bệnh gút sớm nhất có thể), kiểm soát cân nặng (cân nặng hợp lý giúp giảm tình trạng tăng acid uric và giảm sức ép lên các khớp).

  1. Thực phẩm nên dùng

  • Trái cây (đặc biệt là các hoa quả giàu vitamin C): dâu, táo, cherry, cam, chanh, bưởi… vừa cung cấp nhiều vitamin, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, giảm acid uric trong cơ thể.

  • Dầu oliu, dầu thực vật: sử dụng khi nấu ăn hàng ngày, đặc biệt là các món salad. Chúng chứa chất béo tốt, hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm acid uric.

  • Rau củ: cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, cà tím,… .

  • Ngũ cốc nguyên cám: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng các khớp bị viêm do gút.

  • Các chế phẩm từ sữa và đậu nành.

  • Các loại thịt trắng: thịt cá sông, thịt gà ức… chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng rất ít purin. Những loại thịt như cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng, ức gà rất tốt cho người bệnh gút, có tác dụng chống lại quá trình lắng đọng acid uric tại mô.

  • Trứng: chứa rất ít purin, cung cấp nhiều canxi cho xương.

  • Uống đủ nước: bổ sung cho cơ thể từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt các loại nước khoáng kiềm, không gas.

  1. Thực phẩm nên tránh

  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, dê, thịt chó… hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Chúng ta nên duy trì sử dụng một lượng vừa phải, ≤ 2 lần/tuần, không quá 100gram/ngày. Khi chế biến thịt đỏ phải chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

  • Nội tạng động vật: gan, thận, dạ dày, óc… chứa nhiều nhân purin, làm tăng nồng độ acid uric máu. 

  • Thịt gà tây, thịt ngỗng.

  • Đồ ăn hải sản: cua, ghẹ, các loại cá biển, nghêu, sò, ốc… cũng chứa rất nhiều protein.

  • Rượu bia, các đồ uống có cồn khác, đồ uống chứa nhiều đường.

  • Các loại thịt chế biến sẵn: thịt hộp, xông khói, xúc xích, lạp xưởng…. Nên sử dụng thực phẩm tươi sạch trong cuộc sống hàng ngày.

  • Một số loại rau có hàm lượng purin cao cũng nên hạn chế dùng: đậu phộng, đậu hà lan, su hào, đậu trắng, cải xoăn…

 

 

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp (THK) là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần, đầu tiên là của sụn khớp, dần về sau là các tổ chức phần mềm quanh khớp. Như các dây chằng quanh khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Gây ra bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố gen, chuyển hóa, sinh hóa và cơ sinh học kèm theo các quá trình viêm xảy ra thứ phát.
    10:42 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu Nội- Ngoại khoa nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
    04:45 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loét do tì đè
    Loét do tì đè
    Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm.
    04:43 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loãng xương
    Loãng xương
    Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ thậm chí tử vong.
    04:42 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Hội chứng de-quervain
    Hội chứng de-quervain
    (Viêm gân dạng dài duỗi ngắn ngón cái) Hội chứng De quervain được mô tả lần đầu tiên vào năm 1985 bởi giáo sư Fritz de Quervain người Thụy Sỹ, còn gọi là viêm gân cơ dạng dài duỗi ngắn ngón cái. Tình trạng viêm này do chít hẹp bao gân, đặc biệt nó không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là màng hoạt dịch. Khi màng hoạt dịch bị viêm, sưng đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay.
    04:40 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn