image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VII. Phổi
30/09/2024
Hội chứng de-quervain
(Viêm gân dạng dài duỗi ngắn ngón cái) Hội chứng De quervain được mô tả lần đầu tiên vào năm 1985 bởi giáo sư Fritz de Quervain người Thụy Sỹ, còn gọi là viêm gân cơ dạng dài duỗi ngắn ngón cái. Tình trạng viêm này do chít hẹp bao gân, đặc biệt nó không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng. Theo cấu tạo, gân được che chở và bảo vệ bởi các màng bọc được gọi là màng hoạt dịch. Khi màng hoạt dịch bị viêm, sưng đỏ, chúng dày lên và gây đau, ảnh hưởng đến sự cử động, co duỗi của các ngón tay, bàn tay và cổ tay.

Hội chứng De-quervain tác động đến hai gân chi phối vận động ngón cái, đó là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Hai gân này chi phối hai động tác rất quan trọng của ngón cái là duỗi và dạng ngón cái. Khi thực hiện động tác, hai gân này trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở vùng cổ tay, cả hai gân trượt trong một đường hầm nằm sát đầu dưới của xương quay. Đường hầm này có tác dụng giữ cho gân và chuyển hướng lực thực hiện động tác. Các động tác khi cầm vật nặng, xoay hoặc lắc cổ tay diễn ra thường xuyên trong thời gian dài có thể khiến cho hiện tượng ma sát gân tăng lên.

triệu chứng De Quervain

https://www.vinmec.com/static/uploads/small_20210125_021158_365798_dau_khop_co_tay_max_1800x1800_jpg_fe279fba76.jpg

Đối tượng hay mắc hội chứng De-quervain là những ai?

Bệnh thường gặp ở nữ giới, trong độ tuổi từ 30-50 tuổi, đặc biệt các chị em làm công việc nội trợ hàng ngày (rửa chén bát, là quần áo, bồng bế con lâu dài), nhân viên văn phòng, có thể có cả phụ nữ mang thai hay người cao tuổi.

Đối với nam giới, thường gặp ở những bạn có thói quen chơi game nhiều, di chuyển cổ tay nhiều lần, người ta còn gọi là “ngón tay cái của người chơi game” - gamer’s thumb.

Nguyên nhân mắc hội chứng De-quervain

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa rõ ràng nhưng các chuyên gia cho rằng các công việc yêu cầu sử dụng sức của tay/cổ tay quá mức hoặc hoạt động tay/cổ tay liên tục có thể là một trong các lý do dẫn đến De-quervain. Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng De-quervain có thể là: 

  • Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm; nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến tổn thương. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân.

  •  Những người làm văn thư, lắp ráp và công việc thủ công,... hay phải hoạt động tay nhiều.

  • Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hóa khớp sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái.

  • Một số yếu tố khác như chấn thương trực tiếp vào ngón cái, dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.

Triệu chứng lâm sàng của hội chứng De-quervain

Triệu chứng cơ năng: 

Ở giai đoạn đầu người bệnh có thể có những cơn đau ở vùng gốc ngón tay cái, vùng mỏm trâm quay, nói chính xác hơn là mặt ngoài cổ tay, cũng có thể phù nề hoặc tê bì ngón cái, ngón trỏ, người bệnh càng cử động càng đau, đau có thể lan theo cơ lên vùng ngoài của cẳng tay, hạn chế các động tác dạng và duỗi ngón tay cái.

Ở giai đoạn muộn, tình trạng viêm bao gân của hai gân trên đã rất nặng, gây xơ cứng gần như toàn bộ, gây ra tiếng lục cục hay lạo xạo khi vận động, khi thực hiện các động tác của ngón cái cảm giác bị dính lại hoặc giật cục, người bệnh rất đau, không còn điểu trị bảo tồn được nữa, mà phải tiến hành phẫu thuật.

Triệu chứng thực thể:

Có hai phương pháp mà các bác sĩ lâm sàng thường áp dụng và có giá trị chẩn đoán rất chính xác:

  1. Ấn vào điểm gốc ngón cái (hay vị trí mỏm trâm quay theo giải phẫu học), người bệnh thường có cảm giác đau chói.

  2. Nghiệm pháp FINKELSTEIN: người bệnh nắm chặt ngón tay cái trong lòng bàn tay kẹp giữa bốn ngón kia và mặt lòng bàn tay như bắt tay nhau, khi người bệnh gấp cổ tay hết sức về phía mặt lòng sẽ gây đau dữ dội ở vị trí viêm bao gân.

Finkelstein Test and Eichhoff test

Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán hội chứng De-quervain 

Ở giai đoạn sớm: Trên siêu âm thấy hình ảnh gân dạng dài và duỗi ngắn:

  • Gân dày lên so với bên đối diện, thường tròn hơn là hình oval, tăng tưới máu trên Doppler.

  • Bao gân dày, phản âm kém tạo thành hình vòng halo giảm âm, tăng tưới máu, có dịch bao quanh gân.

  • Dày mạc giữ gân duỗi.

  • Có thể phù nề mô mỡ quanh gân.

Ở giai đoạn muộn: hình ảnh gân tăng âm không đồng nhất, không tưới máu, mất ranh giới của gân và các tổ chức quanh gân.

https://bvnguyentriphuong.com.vn/uploads/032022/images/sieu-am-de-quervain.jpg

Siêu âm không chỉ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán hội chứng De Quervain mà còn có giúp ích trong việc hướng dẫn tiêm thuốc trong bao gân dạng duỗi ngón cái. Ngoài ra còn theo dõi quá trình điều trị.

Điều trị hội chứng De-quervain

Các phương pháp không dùng thuốc

- Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 - 6 tuần).

- Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục trong 3 - 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục xương quay và gấp 10 độ.

- Chườm lạnh.

- Điều trị bằng sử dụng laser màu, siêu âm, xung điện kích thích thần kinh qua da (TENS – transcutaneous elactrical nerve stimulation) để giảm đau, chống viêm.

Dùng thuốc

- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ: thuốc diclofenac dạng bôi: bôi 2-3 lần/ngày

- Thuốc giảm đau: acetaminophen (Paracetamol).

- Thuốc chống viêm không steroid đường uống.

- Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain. Cần tránh tiêm vào mạch máu. Do vậy tốt nhất là nên tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm để đảm bảo tính chính xác, độ an toàn cao. Chỉ các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa khớp mới được tiêm corticoid trong bao gân vì có nguy cơ đứt gân khi tiêm vào gân hay nhiễm trùng.

- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) điều trị viêm gân: Huyết tương giàu tiểu cầu khi được đưa vào cơ thể sẽ mang lại tác dụng tại chỗ, xung quanh vùng tổn thương mà không gây tác dụng phụ lên toàn cơ thể vì thế không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các bệnh lý nền khác.

Tiêm PRP được đánh giá là phương pháp trị liệu viêm gân tiên tiến bậc nhất thế giới với những ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt viêm gân chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Thông thường 1 liệu trình sẽ tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân. .

Điều trị ngoại khoa

Chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả. Can thiệp phẫu thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ xát vào đường hầm. Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.

Phòng ngừa hội chứng De-quervain

- Tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đặc biệt các động tác phải thường xuyên gồng ngón tay cái.

- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Thực hiện các bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.

- Không nên xoa bóp rượu thuốc, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng thêm.

- Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp.

- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là phụ nữ khi mang thai, sau sinh.

- Bổ sung canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa… .

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

- Báo ngay cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

- Sau khi hết bệnh, không nên tiếp tục các công việc cần đến lực của tay quá nhiều, vì bệnh có nguy cơ tái phát.

Kết luận: Hội chứng De-quervain là bệnh lý viêm gân hay gặp, đặc biệt ở phụ nữ và người lao động dùng nhiều hoạt động tại vị trí cổ tay và bàn tay. Bệnh gây hạn chế vận động chức năng cổ bàn tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc thường ngày. Nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị có thể diễn biến xấu, thậm chí tàn phế. Chính vì vậy, người bệnh có các triệu chứng nêu trên nên đến cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời.

 

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Bệnh gút
    Bệnh gút
    Bệnh gút là một bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở nam giới, ước tính chiếm từ 1 đến 4% dân số thế giới. Bệnh càng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như gánh nặng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong số các bệnh viêm khớp, bệnh gút là bệnh được hiểu biết rõ nhất và có khả năng kiểm soát tốt nhất. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh gút?
    10:49 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp (THK) là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần, đầu tiên là của sụn khớp, dần về sau là các tổ chức phần mềm quanh khớp. Như các dây chằng quanh khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Gây ra bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố gen, chuyển hóa, sinh hóa và cơ sinh học kèm theo các quá trình viêm xảy ra thứ phát.
    10:42 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu Nội- Ngoại khoa nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
    04:45 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loét do tì đè
    Loét do tì đè
    Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm.
    04:43 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loãng xương
    Loãng xương
    Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ thậm chí tử vong.
    04:42 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn