image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VII. Phổi
30/09/2024
Hen phế quản
1. Đại cương ­­­­­­­­1.1. Định nghĩa và phân loại: 1.1.1. Định nghĩa: Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào mastoxyt, bạch cầu ái toan (E), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu mô phế quản; ở những cơ địa nhạy cảm. Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.

1.1.2. Phân loại: 

- Hen ngoại sinh (hen dị ứng): khởi phát từ khi còn trẻ (hen sớm), thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, tiền sử gia đình (bị hen hoặc tạng atopic), test da dương tính với dị nguyên. 

- Hen nội sinh (hen nhiễm trùng): là những trường hợp hen không do dị ứng, thường là hen muộn (trên 30 tuổi), không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen (trừ nhiêm trùng và aspirin), IgE máu bình thường. 

- Hen hỗn hợp: chiếm khoảng 20%, gồm cả các yếu tố hen nội sinh và ngoại sinh. 

1.2. Cơ chế bệnh sinh: 

1.2.1. Tăng tính phản ứng của phế quản: 

Ở các người bệnh hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu của tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản hoặc gián tiếp đo giải phóng các chất trung gian.

Các chất trung gian hóa học (như: histamin, bradykinin, leucotriene và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu) tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản; một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá hủy biểu mô phế quản. 

1.2.2. Tế bảo viêm và các chất trung gian hóa học: 

Đây là giả thuyết phổ biến nhất hiện nay: các tế bào viêm (Mast., E, B, Ly...) giải phóng các men, yếu tố hoa ứng động, các chất trung gian hóá học, các cytokin tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản gây phản ứng viêm, phù nề, co thắt phế quản thành cơn hen.

 1.2.3. Cơ chế thần kinh: 

Mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật (thần kinh tự động). Hệ thần kinh tự động ở đường thở có 3 thành phần là: 

+ Hệ giao cảm: chất trung gian là adrenalin gây giãn phế quản.

+ Hệ không giao cảm và không phó giao cảm (NANC).

1.2.4. Các yếu tố kích thích:

- Nhiễm vi khuẩn, virút (đặc biệt nhiễm virút đường hô hấp trên) .

- Hít phải dị nguyên : bụi nhà (44%), bụi lông gia súc, gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa.

.- Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết (như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi trời lạnh và khô), hút thuốc .

- Một số thuốc: aspirin, thuốc giảm đau non - steroide làm bùng nổ cơn hen.

- Gắng sức.

- Một số loại thức ăn: tôm, cua, cá...

- Nghề nghiệp: tiếp xúc với một số muối kim loại, bụi gỗ...

- Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen.

- Nội tiết: một số trường hợp hen liên quan với khi có thai và kinh nguyệt.

- Phản xạ dạ dày - thực quản: trào ngược dịch dạ dày.

2. Triệu chứng làm sàng.

2.1. Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình :

- Khó thở cơn chậm, rít, thường về đêm. Có thế có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực. Khó thở chủ yếu ở thì thở ra; cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng để thở; cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính, quánh như bột sắn chín. Nếu có bội nhiễm thì đờm nhầy - mủ màu vàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng thấy khó thở đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làm việc bình thường.

- Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy (tùy mức độ) ở khắp 2 phổi.

2.2. Các loại cơn hen:

- Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vòng vài phút đến hàng giờ (1-3 giờ).

- Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4- 5 giờ đến một vài ngày.

Cơn ác tính: cơn liên tục nặng kéo dài trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trị bằng thuốc hen thông thường không kết quả gây biến chứng suy hô

hấp, suy tim phải và có thể tử vong.

3. Cận lâm sàng..

- Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm thì bạch cầu tăng, N tăng.

- Xét nghiệm đờm có: E, tế bào phể quản, tinh thể Charcot-Leyden .

- Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghễn có hồi phục hoặc rối loạn hỗn hợp.

  • Test hồi phục phế quản: là cách đơn giản nhất để khẳng định chấn đoán.

Đo FEV, , sau đó xịt 2 nhát salbbutamol liều 200pg - 300pg. Sau 30 phút đo lại. Nếu FEV, tăng >15% là test hồi phục phế quản dương tính.

  • Thay đổi theo thời gian trong ngày: theo dõi bằng đo PEF.

PEF thay đổi ≥ 20% trong ngày (sáng, tối) có giá trị chẩn đoán hen phế quản.

  • Test gắng sức: khi chức năng phổi bình thường làm test đi bộ 6 phút (chú ý không có tiền sử thiếu máu cơ tim mới làm test này) thấy giảm PEF ít nhất 15% ở 50% người bệnh hen .

  • Test kích thích: hít histamin hoặc methacholin sẽ gây cơn hen ở nồng độ tháp hơn rất nhiều so với người bình thường(100µg so với 10.000 µg ở người bình thường). Test này nguy hiểm nên chỉ làm ở những nơi có kinh nghiệm và người bệnh hen ngoài cơn.

Chú ý: một số người bệnh bị hen, nhưng chỉ có triệu chứng ho, đặc biệt là ho về đêm, nếu nghi ngờ hen có thể làm test hồi phục và điều trị thử.

- Test dị nguyên để chẩn đoán hen ngoại sinh.

4. Thể lâm sàng.

4.1. Hen trẻ em:

Cơn khó thở rít, hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi có nhiễm vi rút đường hô hấp cấp. 1/3 số người bệnh sau này có thể bị hen nhưng thường được chấn đoán viêm phế quản co thắt, dẫn đến điều trị không thích hợp (dùng kháng sinh + giảm ho) làm bệnh dễ chuyển thành thể hen nặng, hoặc mạn tính gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.

Có 2 loại cơ địa kèm theo thở rít ở trẻ em: 

+ Không có cơ địa dị ứng: chi bị thớ rít khi có nhiêm vi rút đường hô hấp; khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ phát triển thì tự khỏi.

+ Có cơ địa dị ứng: cũng bị khó thơ nặng hơn khi có nhiêm vi rút đường hô hấp nhưng sẽ bị hen ở suốt thời kỳ trẻ con (nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như : eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với các thức ăn hoặc dấu hiệu khác của dị ứng).

Cả hai nhóm trên nếu điều trị tích cực như hen đều có kết quả tốt.

4.2. Hen gắng sức:

Các yếu tố gây hen găng sức: thở khí lạnh và khô làm tăng áp lực thẩm thấu của đường hô hấp gây co thất dương thở và làm tăng các yếu tố hóa ứng động N và histamin. Có thể tránh hen do gắng sức bằng thở khí ấm và ẩm khi găng sức, hoặc dùng thuốc kích thích ß2 adrenergic trước khi gắng sức.

4.3. Hen nghề nghiệp:

Một số trường hợp bị hen khi tiếp xúc với bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như:

công nhân ở xưởng cao su, tiếp xúc với epoxy, công nhân ở xưởng gỗ, bánh mì, sản xuất một số thuốc và sản phẩm sinh học, bông, vải, sợi...

Chẩn đoán hen nghề nghiệp khi một công nhân có thể tạng atopy công tác ở một số nghề như đã nói ở trên, thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc buổi tối sau khi lâm việc về, đỡ khó thở sau khi được nghỉ cuối tuần.

5. Biến chứng.

- Cấp tính: hen ác tính, tâm - phế cấp, tràn khí màng phối.

- Mạn tính: khí phế thũng, biến dạng lồng ngực, suy hô hấp mạn, tâm - phế mạn.

6. Chẩn đoán.

6.1. Chẩn đoán xác định:

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng (lâm sàng là chủ yếu).

6.2. Chẩn đoán phân biệt:

6.2.1. Bệnh phối tắc nghẽn mạn tính:

Khởi phát muộn (sau 40 tuổi), có tiền sử hút thuốc nhiều năm hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đình bị hen, người bệnh không có tiền sử dị ứng.

Bệnh sử có ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức, đôi khi có khó thở thành cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính.

6.2.2. Hen tim:

Ở người có hẹp lỗ van hai lá, hở van động mạch chủ, suy tim trái. Do ứ máu ở phổi về ban đêm gây xung huyết và phù nề phế quản, kích thích gây co thắt cơ phế quản.

Triệu chứng: có cơn khó thở về đêm; nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm;

đờm có bọt màu hồng; X quang phổi: hình ảnh phổi tim; điều trị lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở.

6.2.3. Các bệnh hiêm gặp khác:

. Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần.

. Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim.

.Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanh quản.

7. Điều trị.

7.1. Chống co thắt phế quản: dùng các loại thuốc sau:

- Thuốc thuộc nhóm methyl xanthin:

Theophylin, viên 0,1g, uống mỗi lần từ 1-3 viên khi lên cơn.

Synthophylin, ống 0,24g, pha với glucose 20% x 20 ml tiêm tĩnh mạch chậm cứ 2 - 4 giờ có thể tiêm nhắc lại một lần. Nếu phải dùng từ 2 ống trở lên, thì truyền tĩnh mạch.

- Thuốc kích thích B2 adrenergic: salbutamol, ventolin, terbutalin, (brican)... dùng đạng uống, khí dung, tiêm : ventolin xịt 1 - 3 nhát/lần khi lên cơn. Salbutamol 4 mg x 1-3 viên / lần uống khi lên cơn hen.

- Thuốc kháng cholinergic: ipratrepium bromide (atrovent) xịt, hoặc dùng

dạng phối hợp với fenotenol (berodual).

- Dự phòng cơn hen về đệm: theostast, saimeteroi (tác dụng kéo dài 8-12 giờ).

7.2. Chống viêm:

. Mets l p ng, uớng khởi đâu 6 viện / ngày, sau đó cứ 4 ngày giảm dần ) coniocid tại prednisolon dạng tiêm truyền (hydro satison hemisucinat 100 mg).

Cortiocid tại chỗ: becotid, pulmicot, seretide dùng dưới dạng xịt, hít hoặc khí dung.

7.3. Nhóm chống dị ứng:

- Zaditen 1 mg x 2v / ngày. Hoặc các thuốc kháng histamin tổng hợp.

- Sodium cromoglycat (intal): dạng khí dung hoặc xịt 4 lần / ngày. Thường có tác dụng tốt ở trẻ em. Tác dụng dự phòng hen.

7.4. Kháng sinh:

Dùng khi có bội nhiễm, nhưng tránh dùng các thuốc dễ gây dị ứng (penixilin).

7.5. Khi cấp cứu:

Ngoài các thuốc trên, cần cho thở oxy, long đờm, giảm ho, truyền dịch , trợ tim mạch. Đặc biệt dùng corticoid liều cao. Nếu cần thiết cho người bệnh thở máy.

7.6. Các biện pháp điều trị khác:

- Đông y: cây ớt rừng, viên hen TH,2 , mật lợn....

- Các biện pháp can thiệp: cấy chỉ catgut vào huyệt, cắt hạch giao cảm cổ, mổ bóc vỏ cuống phối (ít làm ).

 

 

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Bệnh gút
    Bệnh gút
    Bệnh gút là một bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở nam giới, ước tính chiếm từ 1 đến 4% dân số thế giới. Bệnh càng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như gánh nặng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong số các bệnh viêm khớp, bệnh gút là bệnh được hiểu biết rõ nhất và có khả năng kiểm soát tốt nhất. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh gút?
    10:49 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp (THK) là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần, đầu tiên là của sụn khớp, dần về sau là các tổ chức phần mềm quanh khớp. Như các dây chằng quanh khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Gây ra bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố gen, chuyển hóa, sinh hóa và cơ sinh học kèm theo các quá trình viêm xảy ra thứ phát.
    10:42 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu Nội- Ngoại khoa nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
    04:45 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loét do tì đè
    Loét do tì đè
    Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm.
    04:43 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loãng xương
    Loãng xương
    Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ thậm chí tử vong.
    04:42 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn