image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • VII. Phổi
30/09/2024
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy và thở khò khè. Những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và một loạt các tình trạng khác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

  • Khí phế thũng: Tổn thương túi khí trong phổi

  • Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.

COPD là một tình trạng phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hút thuốc. Tuy nhiên, có khá nhiều người không nhận ra mình bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các vấn đề về hô hấp có xu hướng trở nên tồi tệ dần theo thời gian và có thể hạn chế các hoạt động bình thường, mặc dù điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng này.

A diagram of a human body

Description automatically generated

Cơ chế hình thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2. Nguyên nhân của COPD là gì?

COPD xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí. Nguyên nhân chính là do hút thuốc, mặc dù tình trạng này đôi khi có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc, ví dụ như những người bệnh mắc bệnh giãn phế quản, hen, di chứng lao phổi...)

Thực tế, việc hút thuốc lá càng nhiều và thời gian càng dài thì khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn càng cao. Một số trường hợp COPD là do tiếp xúc lâu dài với khói hoặc bụi có hại. Những người khác là kết quả của một vấn đề di truyền hiếm gặp, có nghĩa là phổi dễ bị tổn thương hơn.

3. Triệu chứng của COPD

Các triệu chứng chính của COPD là:

  • Tăng khó thở, đặc biệt là khi người bệnh hoạt động

  • Ho khan dai dẳng có đờm - một số người có thể coi đây chỉ là "ho của người hút thuốc"

  • Nhiễm trùng ngực thường xuyên

  • Khò khè liên tục

Nếu không điều trị, các triệu chứng của bệnh thường tiến triển nặng hơn. Cũng có thể có những giai đoạn khi chúng trở nên tồi tệ hơn, được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát.

A person with her mouth open

Description automatically generated

Ho khan dai dẳng có đờm là triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 

  1.  Chẩn đoán xác định COPD 

Đo chức năng thông khí phổi: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở của người bệnh COPD. Chẩn đoán xác định COPD khi kết quả đo chức năng hô hấp có tình trạng rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục sau nghiệm pháp hồi phục phế quản (chỉ số FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục phế quản).

Phân loại COPD giai đoạn ổn định theo GOLD 2024

GOLD (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) là chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hàng năm đưa ra những hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị COPD dựa trên những bằng chứng khoa học tin cậy. Phân loại giai đoạn COPD theo GOLD 2024 đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở gồm 4 mức độ từ nhẹ (GOLD 1) đến rất nặng (GOLD 4) dựa trên chỉ số FEV1 sau nghiệm pháp hồi phục phế quản. Về phân nhóm COPD, GOLD 2024 gồm 3 nhóm: A,B, E dựa trên tiền sử đợt cấp và triệu chứng lâm sàng. 

http://www.hohapbachmai.vn/upload/photonews/2023/3/large/csb-20233911231cgw.png

 

5. Điều trị COPD như thế nào?

Tổn thương phổi do COPD gây ra là vĩnh viễn, nhưng điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của tình trạng này. Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD, nên ngừng hút thuốc chính là điều quan trọng nhất người bệnh cần thực hiện để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

  • Ống hít và thuốc: Giúp thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều thuốc giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Các thuốc giãn phế quản và corticoid sẽ được các bác sĩ lựa chọn và kê đơn cho người bệnh.

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh khi người bệnh có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.

  • Các thuốc hỗ trợ: Long đờm, dinh dưỡng, điều trị các bệnh đồng mắc giúp người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng hơn.

  • Thở oxy, thở máy: Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

  • Phục hồi chức năng phổi: Một chương trình chuyên biệt về tập thể dục, tập thở, tập ho hiệu quả, vỗ rung và giáo dục sức khoẻ.

Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Mặc dù đây chỉ là một lựa chọn cho một số rất ít người. Các trường hợp bóng khí lớn, biến chứng tràn khí màng phổi.

A hand holding a handful of pills

Description automatically generated

Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh

 

6. Tiến triển và tiên lượng của COPD ra sao?

Tiến triển của COPD thay đổi khác nhau ở mỗi người. Một số ở tình trạng không thể chữa khỏi hoặc cải thiện triệu chứng, nhưng đối với nhiều người, việc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh để không hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày.

Nhưng ở một số người, COPD có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn mặc dù được điều trị, và cuối cùng nó sẽ tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống, cũng như nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 

7. Ngăn ngừa và quản lý COPD như thế nào?

COPD phần lớn là một bệnh có thể phòng ngừa được. Người bệnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc COPD nếu tránh hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào). Vì thế nếu bạn đang hút thuốc thì nên dừng lại để có thể ngăn ngừa tổn thương thêm cho phổi trước khi nó bắt đầu gây ra các triệu chứng trầm trọng.

Quản lý COPD: Người bệnh sẽ được theo dõi định kỳ hàng tháng tại các phòng quản lý Hen, COPD. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp, tư vấn và cấp thuốc điều trị dự phòng cho người bệnh.

Ngoài ra, việc tiêm ngừa vắc-xin Cúm hàng năm và vắc-xin phế cầu giúp bạn giảm nguy mắc các đợt bùng phát COPD hiệu quả.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Bệnh gút
    Bệnh gút
    Bệnh gút là một bệnh lý khớp viêm phổ biến nhất ở nam giới, ước tính chiếm từ 1 đến 4% dân số thế giới. Bệnh càng ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc trong cộng đồng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như gánh nặng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong số các bệnh viêm khớp, bệnh gút là bệnh được hiểu biết rõ nhất và có khả năng kiểm soát tốt nhất. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh gút?
    10:49 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    Thoái hóa khớp gối nguyên nhân- triệu chứng- chẩn đoán và điều trị
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá khớp (THK) là tổn thương thoái hóa tiến triển chậm, tăng dần, đầu tiên là của sụn khớp, dần về sau là các tổ chức phần mềm quanh khớp. Như các dây chằng quanh khớp, bao khớp, màng hoạt dịch và xương dưới sụn. Gây ra bởi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố gen, chuyển hóa, sinh hóa và cơ sinh học kèm theo các quá trình viêm xảy ra thứ phát.
    10:42 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu Nội- Ngoại khoa nghiêm trọng, nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
    04:45 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loét do tì đè
    Loét do tì đè
    Tổn thương do tì đè là những vùng hoại tử và thường bị loét (còn gọi là loét do tì đè), nơi các mô mềm bị ép giữa phần nhô ra của xương và bề mặt cứng bên ngoài. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm.
    04:43 Thứ hai ngày 30/09/2024
  • Loãng xương
    Loãng xương
    Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay, bệnh loãng xương là một vấn đề y tế và xã hội của mọi quốc gia do tần suất loãng xương trong cộng đồng tương đương với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư. Loãng xương diễn biến thầm lặng, nhưng có thể gây nên hậu quả nặng nề như gãy xương, từ đó người bệnh sẽ bị tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ thậm chí tử vong.
    04:42 Thứ hai ngày 30/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn