image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • II. Răng - Hàm - Mặt
01/10/2024
Bệnh quanh răng
1. Khái niệm: Viêm quanh răng là một bệnh viêm nhiễm mãn tính dẫn tới sự phá hủy dần các bộ phận nâng đỡ răng (bao gồm lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xi măng chân răng). Bệnh tiến triển theo giai đoạn và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất răng, ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Triệu chứng: 

  • Hơi thở hôi

  • Đau: Có thể đau âm ỉ khu trú do ảnh hưởng của việc giắt thức ăn và đau cấp gặp trong áp xe quanh răng

  • Lợi: Sưng nề, đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào, tiết nhiều dịch ở túi lợi, có thể có mủ

  • Tụt lợi: khi mô lợi viêm làm thoái hóa mô liên kết và là hậu quả của tiêu xương, sự phá hủy dây chằng quanh răng

  • Lung lay răng, nếu bệnh nặng có thể dẫn đến mất răng

  • Ê buốt răng

  • Túi quanh răng

  • Mất bám dính quanh răng: hậu quả của tiêu xương và dây chằng quanh răng

  • Phim Xquang: có hình ảnh tiêu xương ổ răng

 

3. Nguyên nhân:

Bệnh viêm quanh răng bắt nguồn từ mảng bám – lớp màng mỏng không màu do vi khuẩn tạo ra trên bề mặt răng. Quá trình làm viêm quanh răng của mảng bám như sau:

  • Hình thành mảng bám: Mảng bám phát triển khi vi khuẩn trong miệng kết hợp với tinh bột và đường từ thức ăn.

  • Mảng bám biến thành cao răng: Nếu không loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ cứng lại và trở thành cao răng. Cao răng tồn tại lâu ngày gây tổn thương lợi. 

  • Viêm lợi do mảng bám: Viêm lợi là giai đoạn đầu của bệnh, khi mô lợi xung quanh răng bị vi khuẩn kích ứng và viêm.

  • Viêm lợi tiến triển thành viêm quanh răng: Viêm lợi không được điều trị, sẽ phát triển thành viêm quanh răng, tạo ra các túi lợi chứa mảng bám, vi khuẩn và cao răng. Những túi này càng sâu thì chứa càng nhiều vi khuẩn, dẫn đến mất mô lợi và xương, đồng thời gây áp lực lên hệ miễn dịch.

 

4. Các yếu tố nguy cơ:

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm quanh răng, bao gồm:

  • Tình trạng viêm lợi.

  • Không duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt.

  • Hút thuốc lá.

  • Thay đổi hormone trong quá trình mang thai hoặc khi mãn kinh.

  • Sử dụng các chất gây nghiện như cần sa hoặc thuốc lá điện tử.

  • Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vitamin C.

  • Yếu tố di truyền.

  • Một số loại thuốc có thể gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến lợi.

  • Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như: bệnh bạch cầu, HIV/AIDS, hoặc các phương pháp điều trị ung thư.

  • Các bệnh như: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm quanh răng.

 

5. Chuẩn đoán viêm quanh răng:

Để xác định tình trạng viêm quanh răng và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ tiến hành chẩn đoán theo các bước sau:

  • Xem và phân tích lịch sử bệnh án của người bệnh để tìm hiểu các yếu tố có thể gây ra triệu chứng, như thói quen hút thuốc hoặc sử dụng thuốc làm khô miệng.

  • Khám để tìm mảng bám và cao răng tích tụ; kiểm tra xem lợi có dễ chảy máu không.

  • Sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng, để đo độ sâu của các túi giữa lợi và răng. Thông thường lợi khỏe mạnh, độ sâu này từ 1 – 2mm. Túi sâu hơn 4mm là dấu hiệu của viêm quanh răng. Ngoài ra, túi sâu 5mm không thể làm sạch hiệu quả thông qua chăm sóc răng miệng hằng ngày được.

  • Chụp X – quang để kiểm tra mức độ mất xương xung quanh các khu vực có túi sâu.

  • Dựa vào các kết quả khám lâm sàng, bác sĩ xác định giai đoạn và mức độ của viêm quanh răng. Từ đó lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và các yếu tố nguy cơ.

 

6. Phân loại viêm quanh răng:

a. Viêm quanh răng cấp tính

Đây là một tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh răng và có thể phá hủy xương hỗ trợ răng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng bao gồm: lợi sưng hoặc phù nề, đỏ hoặc tím đậm, lợi đau khi chạm vào, chảy máu dễ dàng, hơi thở có mùi, mủ giữa răng và lợi, răng lung lay hoặc mất răng, nhai đau và các khoảng trống mới phát triển giữa các răng.

b. Viêm quanh răng mạn tính

Viêm quanh răng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài ảnh hưởng đến các cấu trúc nâng đỡ răng như: lợi, dây chằng cố định răng, xương ổ răng và cement chân răng. Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn và có thể gây mất răng, ảnh hưởng đến khả năng nhai và thẩm mỹ nếu không được chữa trị kịp thời. 

 

7. Phương pháp điều trị viêm quanh răng hiệu quả

Để điều trị viêm quanh răng, cần làm sạch các túi xung quanh răng và ngăn tổn thương mô lợi xung quanh và xương. Bên cạnh đó, cần kết hợp vệ sinh răng miệng hằng ngày và ngưng sử dụng thuốc lá.

a. Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu bệnh chưa tiến triển, điều trị không cần phẫu thuật với 1 số phương pháp sau:

  • Lấy cao răng: Loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới đường viền lợi.

  • Làm sạch chân răng: Ngăn chặn sự tích tụ vôi răng và vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục của lợi.

  • Dùng nước súc miệng hoặc bôi gel có chứa kháng sinh giúp diệt khuẩn, làm sạch lợi và răng.

  • Sử dụng thêm thuốc kháng sinh dạng uống để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.

b. Phương pháp điều trị phẫu thuật

Nếu viêm quanh răng tiến triển, bạn cần điều trị phẫu thuật, cụ thể như sau:

  • Nạo túi lợi

  • Ghép mô mềm: Khi mất mô lợi, mô lợi bị tụt, làm lộ chân răng. 

  • Ghép xương: Khi xương quanh chân răng bị phá hủy toàn bộ.

  • Tái tạo mô có hướng dẫn

 

8. Cách phòng ngừa viêm quanh răng:

Để ngăn chặn viêm quanh răng và duy trì sức khỏe lợi, một số biện pháp phòng ngừa cần thực hiện như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng. Chọn bàn chải và chỉ nha khoa mềm để tránh làm tổn thương lợi.

  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride giúp ngăn chặn sự phá hủy của axit trên men răng và bảo vệ lợi khỏi viêm nhiễm.

  • Thăm khám răng hàm mặt 2 lần/năm để kiểm tra và làm sạch chuyên sâu. Ngoài ra, có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về lợi trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc là một trong những yếu tố rủi ro chính gây viêm quanh răng.

  • Kiểm soát tiểu đường: Nếu bạn có tiểu đường, duy trì mức đường huyết ổn định để giảm nguy cơ viêm lợi.

  • Tránh thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống giàu đường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm quanh răng.

  • Chăm sóc răng cố định: Nếu bạn đang sử dụng răng giả hoặc các thiết bị nha khoa khác, nên duy trì vệ sinh cẩn thận để ngăn chặn tích tụ vi khuẩn và mảng bám.

  • Tránh những thói quen như nghiến, cắn móng tay; hạn chế sử dụng răng giả để giảm áp lực lên lợi và răng.

Những biện pháp trên giúp bạn duy trì lợi và răng khỏe mạnh, ngăn chặn sự phát triển của viêm quanh răng.

Ý KIẾN  
Nguyễn Kim Định
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • Ung thư khoang miệng
    Ung thư khoang miệng
    Ung thư khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), niêm mạc má và sàn miệng.
    11:14 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Rối loạn khớp thái dương hàm
    Rối loạn khớp thái dương hàm
    1. Tổng quan: Rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Disorders-TMDs) là một nhóm các tình trạng gây đau và rối loạn chức năng ở khớp hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. TMDs đề cập đến các rối loạn này, còn TMJ chỉ riêng khớp thái dương hàm. Mỗi người có hai khớp TMJ; một ở mỗi bên của hàm. Người thường có thể cảm nhận chúng bằng cách đặt ngón tay ở phía trước tai và mở miệng.
    11:13 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Răng khôn là gì?
    Răng khôn là gì?
    Răng khôn ( còn gọi là răng số 8) là răng hàm lớn thứ ba mọc cuối cùng của hàm, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 nên gọi là răng khôn. Hàm răng của bạn thường có 4 răng khôn, gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Răng khôn cần nhổ khi nào?
    11:11 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Molar incisor hypomineralization: kém khoáng hóa men răng hàm lớn - răng cửa
    Molar incisor hypomineralization: kém khoáng hóa men răng hàm lớn - răng cửa
    1. Định nghĩa: Thuật ngữ Kém khoáng hóa men răng hàm lớn - răng cửa(MIH) lần đầu tiên được Weerheijm và cộng sự giới thiệu vào năm 2001, được định nghĩa là kém khoáng hóa có nguồn gốc hệ thống, đặc trưng bởi các khuyết điểm chất lượng của men răng ảnh hưởng đến một đến bốn chiếc răng hàm lớn vĩnh viễn, tổn thương này cũng thường xuất hiện kèm theo ở các răng cửa. Các thuật ngữ trước đây bao gồm men đục không khoáng hóa (nonflour), thiểu sản men nội sinh, các điểm mờ đục, các men mờ vô căn, men đục và răng phô mai.
    11:10 Thứ ba ngày 01/10/2024
  • Mất răng
    Mất răng
    Nhiều người cho rằng việc mất đi một chiếc răng thì không ảnh hưởng quá nhiều tới cơ thể, tuy nhiên việc mất răng vĩnh viễn lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới khả năng nhai, thẩm mỹ, xô lệch các răng còn lại...Cho nên cần có những biện pháp can thiệp sớm khi có tình trạng mất răng xảy ra.
    11:09 Thứ ba ngày 01/10/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn