image banner
  • Đăng nhập
Xem thêm
  • Liên hệ
  • Trang chủ
Xem thêm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Truyền thống
      • Kỷ yếu Đại hội Thi đua
      • Sổ tay Văn hóa VNPT
    • Thường trực Công đoàn VNPT
    • Ban chấp hành
    • Công đoàn trực thuộc
  • Tin tức
    • Tin Công đoàn VNPT
    • Tin Công đoàn cơ sở
    • Tin tức khác
  • Văn hóa VNPT
    • Những giá trị cốt lõi
    • Bộ quy tắc ứng xử
    • Văn hóa cúi chào.
  • Gương người tốt, việc tốt
  • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • Gửi nội dung TVPL
    • Nội dung hỏi / đáp
    • Bản tin pháp luật
    • Các tình huống pháp lý
  • Nghiệp vụ
    • Đăng nhập quản trị nghiệp vụ
  • Trang chủ
  • Cẩm nang chăm sóc sức khỏe VNPT
  • Sản
25/09/2024
Cẩm nang sức khỏe: khám phụ khoa
Khám phụ khoa là danh mục khám chỉ dành cho nữ giới thông qua việc kiểm tra cơ quan sinh sản và sinh dục nữ để có được đánh giá cụ thể về sức khỏe sinh sản của họ. Qua thăm khám phụ khoa, nữ giới cũng có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, biết cách phòng tránh những bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây nhiễm và có biện pháp tránh thai an toàn.

1. Như thế nào là khám phụ khoa?

Khám phụ khoa là danh mục khám chỉ dành cho nữ giới thông qua việc kiểm tra cơ quan sinh sản và sinh dục nữ để có được đánh giá cụ thể về sức khỏe sinh sản của họ. Qua thăm khám phụ khoa, nữ giới cũng có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, biết cách phòng tránh những bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây nhiễm và có biện pháp tránh thai an toàn.

Trước khi thăm khám, người bệnhsẽ được bác sĩ giải đáp khám phụ khoa là khám những gì

2. Tầm quan trọng của việc khám phụ khoa

Trước khi tìm hiểu khám phụ khoa là khám những gì thì nên hiểu rõ về tầm quan trọng của nội dung thăm khám này. Bản thân cơ quan sinh dục nữ cấu tạo tương đối phức tạp lại đảm nhận nhiệm vụ sinh sản nên rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa. 

Những triệu chứng ẩm ướt, có mùi hôi, ngứa ngáy,... ở bộ phận sinh dục nữ đều cảnh báo bất thường về sức khỏe phụ khoa, nếu không được khám để điều trị đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe sinh sản, thậm chí có thể ung thư tử cung. Do đó, khám phụ khoa là việc làm rất cần thiết với mọi nữ giới.

Năm 2014, Bộ Y tế thống kê và nhận thấy rằng nước ta có đến trên 90% phụ nữ từng ít nhất 1 lần mắc các bệnh phụ khoa. Đây là con số đáng báo động chứng minh rằng bệnh phụ khoa có nguy cơ mắc rất cao và cần được thăm khám để chẩn đoán.

Điều đáng nói là, số đông nữ giới có tâm lý e ngại và chủ quan trước việc thăm khám phụ khoa. Vì thế, số người mắc bệnh ngày càng tăng và khi phát hiện ra bệnh để điều trị thì thường bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng.

3. Đi khám phụ khoa là khám những gì?

3.1. Các hạng mục thăm khám khi khám phụ khoa

Cơ quan sinh dục nữ gồm 2 phần chính là: cơ quan sinh dục bên trên và cơ quan sinh dục bên dưới. Vậy đi khám phụ khoa là khám những gì? Đó chính là khám tổng quát và khám chi tiết những cơ quan thuộc 2 phần này. 

Tùy từng trường hợp cụ thể mà khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra phù hợp 

Ngoài ra, sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để đánh giá tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản như: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung,... 

3.2. Các bước cơ bản của quá trình khám phụ khoa 

Dựa trên nội dung khám phụ khoa là khám những gì ở trên thì các bước khám phụ khoa thường gồm:

- Khai thác tiền sử bệnh và triệu chứng gặp phải

Bác sĩ sẽ thăm hỏi các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý, triệu chứng hiện tại mà người bệnhđang mắc phải để quyết định các bước cần thực hiện kế tiếp.

- Khám ngoài

Bác sĩ tiến hành quan sát và kiểm tra phía ngoài cơ quan sinh dục để tìm kiếm dấu hiệu bất thường.

- Khám trong (khám âm đạo)

Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt để quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung để xem có vấn đề bất thường hay không và lấy mẫu dịch âm đạo (tế bào) nếu nghi ngờ về bệnh lý phụ khoa.

Mặt khác, bác sĩ còn siêu âm đầu dò để kiểm tra cơ quan sinh dục (với phụ nữ đã có quan hệ tình dục) hoặc siêu âm vùng bụng (với phụ nữ chưa quan hệ tình dục) để khảo sát và đánh giá bên trong cơ quan sinh dục.

- Xét nghiệm dịch âm đạo

Đây là xét nghiệm có mặt trong hầu hết các buổi khám phụ khoa ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Thông qua xét nghiệm này bác sĩ sẽ xác định được bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm, tạp khuẩn, trùng roi,... Dịch âm đạo thường được lấy khi khám mỏ vịt.

Khám mỏ vịt - một bước cơ bản trong quá trình khám phụ khoa

Khám mỏ vịt - một bước cơ bản trong quá trình khám phụ khoa

- Khám tử cung và hai phần phụ

Bác sĩ dùng tay khám trong âm đạo nhằm xác định vị trí và kích thước tử cung và hai phần phụ. Mặt khác, bác sĩ cũng sẽ siêu âm để xác định tình trạng, cấu trúc tử cung cũng như buồng trứng, ống dẫn trứng,... nhờ đó phát hiện ra các bệnh lý ở bộ phận này.

Ngoài ra, dựa trên thông tin thu được từ quá trình thăm khám, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ còn chỉ định xét nghiệm cần thực hiện để có căn cứ đưa ra kết luận về sức khỏe phụ khoa của người bệnh.

- Tư vấn kết quả xét nghiệm, biện pháp điều trị và hẹn tái khám

Khi đã có các thông tin từ việc thăm khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Nếu cần điều trị thì bác sĩ cũng sẽ tư vấn biện pháp phù hợp, hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả điều trị.

3.3. Khuyến cáo về thời điểm khám phụ khoa

Khi đã biết khám phụ khoa là khám những gì và tầm quan trọng của nội dung thăm khám này thì bạn cũng nên chú ý đến thời điểm để thăm khám. Chuyên gia sản phụ khoa khuyên rằng, nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần.

Thời điểm tốt nhất để đi khám phụ khoa là sau khi sạch kinh 3 - 5 ngày để các yếu tố xung quanh như dịch âm đạo, máu kinh,... không ảnh hưởng đến kết quả khám phụ khoa. Không nên đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh vì rất khó quan sát niêm mạc và các cơ quan bên trong âm đạo, khó phát hiện tổn thương và dễ sai lệch kết quả xét nghiệm.

Thời điểm rụng trứng cũng không nên khám phụ khoa vì có sự tăng tiết khí hư và sự dày lên của niêm mạc tử cung. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện bất thường bên trong cơ quan sinh dục.

Mong rằng nội dung được chia sẻ bên trên đã giúp quý khách hiểu rõ khám phụ khoa là khám những gì để chuẩn bị tốt nhất cho nội dung thăm khám này.

 

Ý KIẾN  
hoangthanhtu
Mã kiểm tra:
Gửi
Tin liên quan
  • U nang buồn trứng
    U nang buồn trứng
    08:39 Thứ tư ngày 25/09/2024
  • U nang bartholin có nguy hiểm
    U nang bartholin có nguy hiểm
    U nang tuyến Bartholine là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U nang Bartholine có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của u nang, mức độ đau và liệu các nang có bị nhiễm trùng hay không, ngoài ra cần quan tâm đến khả năng tái phát và chẩn đoán phân biệt để có phương án xử trí đúng cách.
    08:36 Thứ tư ngày 25/09/2024
  • Nhiễm khuẩn hậu sản
    Nhiễm khuẩn hậu sản
    08:33 Thứ tư ngày 25/09/2024
  • Mãn kinh sớm
    Mãn kinh sớm
    Mãn kinh là một mốc thời gian quan trọng trong quãng đời người phụ nữ, là thời điểm kết thúc giai đoạn sinh sản, diễn ra do suy giảm chức năng buồng trứng. Tuổi mãn kinh trung bình trên thế giới vào khoảng 52 tuổi. Ở Việt Nam, tuổi mãn kinh trung bình từ 48-50 tuổi.  Mãn kinh sớm xảy ra từ 40 đến 45 tuổi, tỷ lệ này chiếm khoảng 5 % dân số chung trên thế giới. Nếu mãn kinh trước 40 tuổi là mãn kinh quá sớm.
    08:32 Thứ tư ngày 25/09/2024
  • Khám phụ khoa là gì?
    Khám phụ khoa là gì?
    Với những phụ nữ đã từng đi khám phụ khoa thì quy trình khám, khám những gì mọi người có thể nắm rõ. Nhưng với những phụ nữ đi khám lần đầu, nhất là các bạn gái chưa quan hệ tình dục, thì lại là vấn đề được quan tâm.
    08:27 Thứ tư ngày 25/09/2024
1 2 
các chuyên mục liên quan
  • Gây mê hồi sức
  • Hồi sức cấp cứu
  • IV. Mắt
  • Ngoại tiết niệu
  • III. Cơ - Xương - Khớp
  • VI. Tim
  • VII. Phổi
  • X. Gan - Dạ dày - Bàng quang - Tiết niệu
  • II. Răng - Hàm - Mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Dược
  • VIII. Thần kinh
  • Khám bệnh 1
  • Khám bệnh 2
  • IX. Da
  • Sản
  • V. Thận
  • Xét nghiệm 1
  • Xét nghiệm 2
  • Y học cổ truyền - phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ sinh sản
  • Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ
  • I. Tai Mũi Họng
  • Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe
  • Tế bào gốc và Di truyền
Xem thêm

Bản quyền thuộc Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Giấy phép số: 156/GP-TTĐT, ngày 14/9/2021 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0243.7741577

Địa chỉ: Tòa nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng, thành phố Hà Nội

Email: congdoan@vnpt.vn