Diễn văn kỷ niệm Công đoàn Bưu điện Việt Nam 55 năm xây dựng và phát triển

Nguyễn Kim Định  •  06:17 thứ ba ngày 23/08/2022
Công đoàn Bưu điện Việt Nam (CĐBĐVN), tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của công nhân viên chức và người lao động buu điện, một bộ phận của tổ chức Công đoàn Việt Nam, đuợc thành lập ngày 30.8.1947, nay vừa tròn 55 tuổi. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, CĐBĐVN đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ CNVC và xây dựng ngành Buu điện, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống Trung thành – dũng cảm – tận tụy – sáng tạo – nghĩa tình trong hơn nửa Thế kỷ qua của Bưu điện VN.
Diễn văn kỷ niệm Công đoàn Bưu điện Việt Nam 55 năm xây dựng và phát triển

Nhân dịp CNVC và tổ chức công đoàn Buu điện kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta cùng nhau ôn lại về quá trình hình thành, phát triển và truyền thống của CĐBĐVN qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Tự hào về truyền thống, càng ra sức phấn đấu xây dựng tổ chức CĐBĐVN phát triển vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi chiến luợc “Hội nhập và phát triển” của Ngành trong giai đoạn mới.

I.Sơ luợc về sự hình thành và quá trình phát triển của Công đoàn Buu điện Việt Nam
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, duới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã chỉ đạo, tổ chức cho nhiều CNVC ở các cơ sở buu điện tham gia tổ chức viên chức cứu quốc. Những CNVC buu điện đầu tiên đuợc giác ngộ cách mạng đã hăng hái tham gia vận động nhiều nguời khác ủng hộ cách mạng, bảo vệ máy móc, cơ sở, phục vụ thông tin liên lạc (TT-LL) cho chính quyền cách mạng non trẻ cuả nhân dân ta.
Hội nghị công nhân cứu quốc toàn quốc (tháng 5 –1946) quyết định đổi tên Hội công nhân cứu quốc thành Công đoàn. Tháng 7 – 1946, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đuợc thành lập, sau một thời gian ngắn chi hội công nhân cứu quốc ở Cơ xuởng buu điện Trung uơng và Đài vô tuyến điện Bạch Mai (Hà Nội) đuợc đổi thành công đoàn. Tháng 9-1946, hội nghị các uỷ ban công chức: Trung tâm điện tín - điện thoại, Nha Tổng giám đốc buu điện Việt Nam, Nha giám đốc buu điện Miền Bắc, công đoàn cơ xuởng BĐ Trung uơng, công đoàn Đài Vô tuyến điện Bạch Mai v.v... đã thống  nhất thành công đoàn điện tín Hà Nội. Tiếp đó, công đoàn BĐ các tỉnh: Đà Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn, Lạng Sơn... lần luợt ra đời.
Đuợc sự chỉ đạo của Tổng liên đoàn LĐVN, ngày 30.8.1947 Công đoàn  Buu điện VN đuợc thành lập, tập hợp đuợc 1.460 đoàn viên ở 17 cơ sở BĐ, sau đó dần dần phát triển nhanh ra cả nuớc. CĐBDVN là một trong hai CĐ ngành dọc đuợc thành lập sớm thuộc Tổng liên đoàn LĐVN (sau CĐBĐ là CĐ vũ khí VN).
Từ khi ra đời và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, CĐBĐVN luôn luôn chú trọng việc tuyên truyền giáo dục CNVC về tinh thần yêu nuớc, tin tuởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ; tổ chức các phong trào thi đua yêu nuớc và động viên mọi nguời thi đua đảm bảo tốt TT-LL, phục vụ đắc lực và kịp thời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nuớc của nhân dân ta.
Năm 1976, sau khi ngành buu điện thống nhất cả nuớc, tổ chức CĐ Ngành đã thống nhất CĐ các BĐ tỉnh – TP và các đơn vị trực thuộc Tổng cục BĐ Miền Nam vào CĐBĐVN. Lúc này tổ chức CĐBĐVN bao gồm 40 CĐ BĐ tỉnh – TP - đặc khu và 30 CĐ các đơn vị trực thuộc bao gồm các công ty, nhà máy, xí nghiệp viện, truờng...
Truớc yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nuớc, đồng thời với sự phát triển của Ngành, CĐBĐVN đã phát triển mạnh về tổ chức. Từ 17 cơ sở với 1.460  đoàn viên từ ngày đầu thành lập (1947), ngày nay CĐBĐVN bao gồm 61 CĐ BĐ tỉnh – TP, 54 CĐ các đơn vị trực thuộc (trong đó có 8 đơn vị liên doanh), 850 CĐ cơ sở, với gần 90.000  đoàn viên và lao động.
Tháng 9-1989, CĐBĐVN đuợc Ban thu ký (nay là Đoàn chủ tịch) Tổng liên đoàn LĐVN quyết định phân cấp chỉ đạo trực tiếp công đoàn các cơ sở trong ngành, là một buớc ngoặt về tổ chức và hoạt động cho CĐBĐ các cấp trong ngành BĐ. Sau khi Chính phủ thànhh lập Tổng công ty BC-VT Việt Nam, tháng 12-1997, CĐBĐVN đuợc Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn LĐVN quyết định giao đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ CĐ Tổng công ty, nhu vậy CĐBĐVN thực hiện tốt hơn đồng thời cả hai lĩnh vực quản lý và SXKD truớc yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới.
Năm 1952, CĐBĐVN đuợc trở thành hội viên của CĐ viên chức quốc tế. Những năm vừa qua, CĐBĐVN đã đẩy mạnh công tác quan hệ quốc tế với tổ chức CĐ các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới có quan hệ với BĐVN.
Từ năm 1990 lại đây, CĐBĐVN không ngừng đổi mới về nhận thức và quan điểm, nội dung và phuơng thức hoạt động; tham gia có hiệu quả công tác quản lý Ngành; thực hiện tốt hơn mặt xã hội của sản xuất đối với CNVC; cùng với Ngành thực hiện tốt các hoạt động tình nghĩa trong ngành và các hoạt động nhân đạo, từ thiện đối với xã hội. Phối hợp với Ngành chăm lo xây dựng đội ngũ CBCN ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu hai giai đoạn tăng tốc độ phát triển 1993 – 2000, chuẩn bị cho chiến luợc hội nhập và phát triển đầu Thế kỷ 21.
Công đoàn BĐVN đã qua 11 kỳ Đại hội (vào các năm: 1957, 1960, 1963, 1968, 1973, 1978, 1981, 1983, 1988, 1993 và 1998). Mỗi Đại hội đều đánh dấu buớc truởng thành và phát triển, định ra  phuơng huớng hành động cho đoàn viên CNVC truớc yêu cầu nhiệm vụ mới. Đại hội XI Công đoàn BĐVN (1998) là Đại hội tổng kết trên 10 năm đổi mới về quan điểm, nhận thức, nội dung và phuơng pháp hoạt động; đề ra đuợc mục tiêu, định huớng và nội dung hoạt động cho thời kỳ chuyển sang Thế kỷ mới của Công đoàn BĐVN.
Kỷ niệm 50 năm thành lập (1947 – 1997), tại Hội truờng Ba Đình lịch sử, Công đoàn BĐVN vinh dự đuợc Nhà nuớc tặng thuởng Huân chuơng Độc lập hạng Nhất; Đoàn chủ tịch TLĐ LĐVN tặng bức truớng thêu Muời chữ vàng truyền thống: Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình. Được tạp chí lao động và công đoàn bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất năm 1997 của Công đoàn Việt Nam.

II. Truyền thống 55 năm qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành trong từng giai đoạn cách mạng, CĐBĐVN đã phát động các phong trào, các cuộc vận động để tổ chức, vận động CB đoàn viên CNVC phấn đấu thực hiện. Sau đây là những hoạt động đặc trung. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Từ những ngày đầu mới thành lập còn rất nhiều khó khăn, lại trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, truớc mọi âm muu phá hoại và kiềm toả của địch. Hội nghị cán bộ công đoàn toàn ngành (1953) đã đề ra chủ truơng: tăng cuờng tổ chức lực luợng, giáo dục tinh thần yêu nuớc và chí căm thù giặc cho CNVC; phát động CNVC thi đua thực hiện nội dung các khẩu hiệu hành động thích hợp thời bấy giờ nhu: “Thi đua vuợt tuyến, vuợt đuờng, đảm bảo TT-LL”, “Thi đua phục vụ chống càn”, và đỉnh cao là cuộc vận động “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Từ cao trào đó, khí thế thi đua trong CNVC phát triển ngày càng mạnh mẽ, động viên mọi nguời ra sức khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn; muu trí, dũng cảm đảm bảo TT-LL trong mọi tình huống, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nuớc nhà (1954 – 1965). Thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐBĐVN lần thứ I (1957) CBCNVC trong ngành đã triển khai mạnh mẽ phong trào “Thi đua điển hình tiên tiến” và cuộc vận động “Cải tiến quản lý xí nghiệp”. Nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế – văn hoá (1958 – 1960) và từng bước nâng cao năng lực làm chủ của CNVC, phấn đấu thực hiện các mục tiêu phục vụ của Ngành: “Nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi”. Để phấn đấu thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Ngành, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nuớc 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Các Nghị quyết Đại  hội lần thứ 2 (1960) và Đại hội lần thứ 3 (1963) của CĐBĐVN, đã huớng CNVC thi đua đẩy mạnh các cuộc vận động: “Hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý”, “Dạy tốt, học tốt” và phòng trào “Xây dựng tổ - đội lao động XHCN”... Trong các phong trào thi đua tập thể đó, CĐBĐVN đã sớm xây dựng đuợc những tập thể đầu đàn nhu: tổ phát thu (BĐ Hải Phòng), tổ báo vụ nội A (BĐ Hà Nội) và hàng trăm tổ tiên tiến khác; tổ chức học tập về tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ của các tổ đầu đàn trong CNVC; để cùng với các phong trào thi đua khác, phấn đấu giành danh hiệu 3 đỉnh cao: “Năng suất cao, chất luợng tốt, tiết kiệm nhiều”.

Thời kỳ chống Mỹ cứu nuớc, bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất nuớc nhà (1966 – 1975). Truớc tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra Miền Bắc; Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch “Mỗi nguời làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”: Đại hội lần thứ IV CĐBĐVN (1968) phát động  mạnh mẽ các phong trào, các cuộc vận động và các khẩu hiệu hành động nhu: “Quyết tâm bảo đảm TT-LL, đánh thắng giặc Mỹ xâm luợc”, “Đứt dây nhu đứt ruột, gẫy cột nhu gẫy xuơng”, “Tay kìm - tay súng, tay búa – tay súng”, “Xe thu là vũ khí, đuờng thu là trận địa”, “Quyết bám máy, bám đài, không để thông tin gián đoạn”... phục vụ đắc lực cho chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Sau khi quân dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất; trong khí thế lao động xây dựng Miền Bắc vững mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc kháng chiến của đồng bào ta ở miền Nam, CĐBĐVN tổ chức cuộc vận động: “Rèn luyện thái độ lao động đúng của nguời Buu điện XHCN” và nhiều phong trào nối tiếp nhau nhu “Bảo duỡng dây máy giỏi”, “Điện thoại viên giỏi”, “Điện báo  viên giỏi”, “Khai thác buu chính giỏi”, “Lái xe thu báo giỏi” v.v... thu hút hàng vạn CNVC thi đua lao động sản xuất và công tác đạt hiệu quả cao. Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai; mà đỉnh cao là cuộc tập kích bằng máy bay chiến luợc B52 vào Thủ đô Hà Nội và một số địa phuơng khác. Huởng ứng lời kêu gọi của TCBĐ và CĐBĐVN “Mỗi CBCNV buu điện là một chiến sĩ kiên cung, mỗi buu cục, đài, đội, phân xuởng, phòng, ban... là một pháo đài chống Mỹ”. CBCNV đã dũng cảm bám cơ sở, bám đuờng dây, đuờng thu phục vụ kịp thời cho chiến đấu. Trong cuộc chiến đấu ác liệt đó, mặc dù ở nhiều nơi ta đã bị tổn thất, bị thuơng vong, song không ai nản chí. Nguợc lại, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” đã cất vang lên nhu tiếng kèn xung trận, nhu những luồng gió mới, tiếp thêm sức cho CBCNV lao động hăng say, hoàn thành nhiệm vụ... Trong khí thế chiến thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, Đại hội CĐBĐVN lần thứ 5 (1973) đã phát động phong trào “Thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, rèn luyện thái độ lao động đúng của nguời BĐ” nhằm phấn đấu nâng cao chất luợng thông tin, hoàn thành vuợt mức các chỉ tiêu kế hoạch.
Hơn 20 năm đấu tranh gian khổ, luôn trực diện với quân thù; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành trong các thời kỳ truớc đây, đội ngũ làm công tác thông tin liên lạc cách mạng ở Miền Nam đã dũng cảm, muu trí, chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, luôn sát cánh với quân và dân Miền Nam anh hùng, đảm bảo TT-LL phục vụ đắc lực mọi yêu cầu của cách mạng trong suốt thời kỳ từ 1954 đến 1975. Trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt, lực luợng cán bộ công nhân hai ngành Giao buu và Thông tin đã kiên trì bám trụ khắp mọi nơi: từ Trị - Thiên đến Cà Mâu, thành thị đến nông thôn - đồng bằng, bưng biền đến rừng núi Tây Nguyên, ra đến các hải đảo... để giữ vững cơ sở, đuờng dây; đảm bảo điện đài; vận chuyển công văn, tài liệu, thu từ, buu thiếp, báo chí, vũ khí, đạn duợc, thuốc men... và đua đón cán bộ, bộ đội; vận động quần  chúng v.v... trong mọi tình huống, gay go, ác liệt. Nhiều anh chị em đã dũng cảm hy sinh hoặc bị bắt, bị tra tấn dã man, nhung TT-LL vẫn đảm bảo. Công lao và những tấm guơng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó, đã góp phần vào đại thắng Mùa Xuân 1975 của dân tộc ta; tô điểm cho truyền thống chung của Ngành ta càng thêm rực rỡ.

Thời kỳ cả nuớc đi lên CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN (1976–1986).
- Thực hiện các Nghị quyết Đại hội CĐBĐVN lần thứ 6 (1978), lần thứ 7 (1981) và lần thứ 8 (1983), CNVC toàn ngành đã đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động: “Phát huy quyền làm chủ tập thể của CNVC, đấu tranh chống tiêu cực, đảm bảo chất luợng thông tin, hoàn thành vuợt mức kế hoạch” và “xây dựng nguời buu điện có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức phục vụ tốt, kỷ luật sản xuất nghiêm”, đã tạo đuợc khí thế lao động SX và công tác sôi nổi, liên tục rộng khắp trong nhiều năm. Tiếp sau đó CĐBĐVN phát động các phong trào: “Xây dựng buu cục có nền nếp chính quy” , “chống chậm, chống mất buu phẩm, buu kiện” , “Chống cắt phá đuờng dây thông tin”... nhằm tiếp tục nâng cao vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm của CNVC, phấn đấu xây dựng đội ngũ, xây dựng Ngành. 
- Truớc yêu cầu khẩn truơng của tình hình cách mạng mới, một lần nữa toàn ngành lại ra quân, đảm bảo vững chắc TT-LL phục vụ sự chỉ đạo, chỉ huy, chống cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc ta thắng lợi.

Thời kỳ đổi mới và tăng tốc độ phát triển ngành Buu điện (1986 – 2000) và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21. Duới ánh sáng Nghị quyết Đại hội 6 của Đảng, từ năm 1986 ngành Buu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng buu chính – viễn thông. CĐBĐVN đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong CNVC nhằm thực hiện ba mục tiêu: “Chất luợng - Năng suất – Hiệu quả” và năm chuơng trình đồng bộ: “Nâng cao chất luợng và năng lực TT-LL”; “phát triển công nghiệp thông tin”; “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “đào tạo CBCNVC” và chuơng trình “chính sách xã hội của ngành”.Nghị quyết Đại hội CĐBĐVN lần thứ 9 (1988) đã phát động mạnh mẽ các phong trào “Phấn đấu trở thành nguời BĐ giỏi và tập thể BĐ giỏi” , “Học và làm đúng quy chế, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình quy phạm kỹ thuật”, “Học tập điển hình tiên tiến”...Trong khí thế toàn ngành buớc vào kế hoạch tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1 (1993 – 1995), NQ Đại hội CĐBĐVN lần thứ 10 (1993) đã huớng mạnh phong trào thi đua trong CNVC vào các phong trào: “Nguời buu điện giỏi”, “Chống chậm chống mất trên đuờng vận chuyển”, “Chống cắt phá đuờng dây thông tin”, “Chống ứ đọng điện thoại đuờng dài”. Nghị quyết Đại hội 10 đã xác định nhiệm vụ chiến luợc là xây dựng đội ngũ CBCN buu điện phát triển, đáp ứng yêu cầu “tăng tốc” và sự nghiệp đổi mới của Ngành, truớc mắt là xây dựng chuơng trình nâng cao trình  độ các mặt cho CBCN. Chỉ thị liên tịch số 02 ngày 10/1/1993 của Tổng cục Buu điện và CĐBĐVN ra đời trong tình hình đó, phù hợp với nội dung tinh thần Nghị quyết TW 4 (Khoá VII) của Đảng về phát triển con nguời toàn diện. Cùng với phong trào học tập nâng cao trình độ CBCN, là thời kỳ nở rộ các hội thi ngành nghề từ cơ sở lên toàn ngành: điện thoại viên giỏi; sáng tạo kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý; Truởng BĐ huyện giỏi; giao dịch viên duyên dáng và kinh  doanh giỏi; Giám đốc công ty giỏi; giáo viên giỏi v.v... với sự nỗ lực phấn đấu, học tập của từng cá nhân, đuợc sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện của Lãnh đạo từ cơ sở lên Ngành, dần dần trình độ chuyên  môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và kiến thức quản lý của CBCN đuợc nâng lên một buớc mới, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1 (đạt chỉ tiêu 1 máy điện thoại/ 100 dân và số hoá các tuyến trục mạng luới vào cuối năm 1995). Những ngày đầu toàn ngành buớc vào giai đoạn II tăng tốc độ phát triển (1996 – 2000), CĐBĐVN phát động 5 cuộc vận động lớn trong CNVC: “phát triển máy điện thoại thuê bao và các sản phẩm mới, dịch vụ mới”; “cải tiến lề lối, quy trình làm việc, để thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính”; “đổi mới quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ”; “Xây dựng nơi làm việc, khu tập thể CBCN, khu nội trú học sinh văn minh – sạch đẹp, ngăn chặn từ xa các tệ nạn xã hội” và “Xây dựng nhiều công trình, sản phẩm  chào mừng mang tên Công trình 30-8”. Triển khai 5 cuộc vận động như một đợt ra quân đông đảo, mạnh mẽ, toàn diện của hàng vạn CBCN từ các buu cục, đài trạm, phòng ban lên các trung tâm, các đơn vị. Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cơ bản của kế hoạch tăng tốc giai đoạn II, để kết thúc thắng lợi 8 năm tăng tốc độ phát triển của Ngành. Đại hội 11 CĐBĐVN (ngày 18 và 19-5-1998)  đuợc diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị kết thúc Thế kỷ 20, buớc vào Thế kỷ 21 và Thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại. Nhiệm vụ trọng đại của Đại hội là Tổng kết 10 năm đổi mới (2 nhiệm kỳ) và định huớng hoạt động cho những năm chuyển sang thế kỷ mới của CĐBĐVN.
    
Những tổng kết quan trọng của 10 năm đổi mới

Thông qua hoạt động thực tiễn và bằng tu duy mới, đuợc đúc kết lại những quan điểm và kinh nghiệm (bao hàm cả lý luận và thực tiễn) gồm 10 điểm tiêu biểu duới đây: Bốn quan điểm về xây dựng và phát triển của tổ chức CĐBĐ trong tình hình mới, đặc biệt là trong nền kinh tế thị truờng; Thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ phát triển – hiện đại hoá BC – VT Việt Nam, cập nhật công nghệ mới tiên tiến nhất của thế giới, song phải giữ vững độc lập tự chủ của đất nuớc và đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nuớc với lợi ích của nguời lao dộng trong ngành. Cùng với chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể khác duới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn các cấp giáo dục CNVC ý thức về vai trò, trách nhiệm của Tổng công ty Nhà nuớc. Chăm lo xây dựng đội ngũ CBCNVC Buu điện không ngừng phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn  mạnh. Hoạt động công đoàn các cấp phải luôn đổi mới nội dung và phuơng pháp. Mọi hoạt động CĐ phải thực sự gắn chặt với nhiệm vụ chính trị và SXKD; với việc bảo vệ lợi ích của nguời lao động và với công tác xây dựng đội ngũ. Khẳng định hoạt động CĐ phải đi sâu vào sản xuất và quản lý, từ đó mới thực hiện đuợc chức năng bảo vệ lợi ích nguời lao động. Xây dựng 4 nội dung hoạt động CĐ phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, yêu cầu phát triển Ngành và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ: Công đoàn Buu điện (CĐBĐ) với công tác quản lý, SXKD và phục vụ. CĐBĐ thực hiện chức năng chăm lo đời sống và thực hiện chính sách xã hội đối với CNVC. CĐBĐ với công tác chăm lo xây dựng đội ngũ hiện tại và chuẩn bị tốt cho đội ngũ tuơng lai. CĐBĐ chăm lo công tác tổ chức và cán bộ CĐ, vận động CNVC tham gia xây dựng Đảng. Đại hội 11 bổ sung thêm nhiệm vụ thứ 5 là công tác đối ngoại của CĐBĐVN. Đề ra 5 cuộc vận động lớn trong CBCNV, phù hợp với xu thế chung và gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển Ngành. 5 cuộc vận động (đã ghi ở phần cuối NQ Đại hội X Công đoàn BĐVN). Riêng cuộc vận động thu tu, để xây dựng một phong cách sống đẹp của nguời lao động BĐ, năm 2000 CĐBĐVN nâng lên thành cuộc vận động xây dựng văn minh buu điện, nhằm xây dựng đồng thời cả về trí tuệ, phong cách và cuộc sống văn minh, phù hợp với Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc), chuẩn bị cho đội ngũ CBCN đầu Thế kỷ 21. Làm rõ đuợc quan điểm: xây dựng đội ngũ CBCN buu điện phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh. Xây dựng 18 cụm công đoàn thuộc các khối trong toàn ngành, sinh hoạt cụm CĐ ngày càng nền nếp và có hiệu quả. Cùng với Ngành xây dựng đuợc truyền thống “Nghĩa tình” từ đó xây dựng 5 bài học truyền thống của Ngành và 5 lời hứa danh dự của CNVC buu điện. Tổng kết rút ra 5 cái đuợc của nguời lao động buu điện, (từ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và SXKD mà Ngành và CĐ Ngành đua lại cho họ):Với một ngành có tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ cao, nhung nguời lao động không bị mất việc; họ còn tự hào vì đuợc làm thành viên của một ngành mũi nhọn đang trên đà phát triển. Trình độ năng lực đuợc nâng lên, lao động đạt năng suất, chất luợng và hiệu quả, họ đóng góp ngày một nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng đất nuớc; thu nhập và cuộc sống ổn định, thực hiện đuợc phuơng châm “nguời Buu điện sống bằng nghề Buu điện”. Họ thực sự đuợc làm chủ công việc của mình, xí nghiệp, cơ quan mình. Hậu phuơng (gia đình) của họ thực sự đuợc quan tâm, chăm lo bằng các chính sách xã hội của Ngành, và bằng tình cảm thân thuơng, ấm áp đầy tình nghĩa của đồng nghiệp. Họ luôn nhận đuợc sự thuơng yêu, tôn trọng của gia đình và sự quý trọng của xã hội. Đã chỉ ra yêu cầu và nội dung của công tác tu tuởng và giáo dục truyền thống trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCN buu điện trong giai đoạn mới, nhằm phát huy thế mạnh và nội lực của Ngành truớc yêu cầu phát triển. Công đoàn BĐVN đã tham gia xây dựng 6 Đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là những cơ sở quan trọng cho những giải pháp về một số nội dung liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ CBCN. Đồng thời với những tổng kết trên đây, CĐBĐVN đã cùng với Ngành hoàn thiện thêm 5 mục tiêu chất luợng phục vụ của Ngành “Nhanh chóng – chính xác – An toàn – Tiện lợi – Văn minh” bên cạnh 10 chữ Vàng truyền thống.
Về định huớng hoạt động CĐ cho những năm cuối Thế kỷ 20 và đầu TK 21.

Mục tiêu chung Đại hội đề ra là: phát huy sức mạnh của tổ chức CĐ góp phần quan trọng phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất và quản lý, bảo vệ lợi ích nguời lao động; ổn định và nâng cao đời sống CBCNV;  xây dựng đội ngũ CBCN buu điện phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển BC – VT truớc mắt và đón đầu cho các thập kỷ tới; thực hiện có hiệu quả và mở rộng các chính sách xã hội của Ngành.
Mục tiêu chung đuợc thể hiện bằng 5 mục tiêu lớn, cần tập trung phấn đấu là:

- Về SXKD và phục vụ: phát triển mạnh các loại hình dịch vụ BC – VT hiện đại, chiếm lĩnh thị truờng và tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục vụ và SXKD trong tình hình mới. Phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất về tiền vốn, thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực đua vào sản xuất; hoàn thành và vuợt mức kế hoạch hàng năm từ 1% trở lên.Về quản lý: đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, tạo cơ chế quản lý, môi truờng, hành lang pháp lý và các điều kiện chủ động để phát huy mạnh nội lực, chuẩn bị khả năng và  điều kiện cần thiết cho sự hội nhập quốc tế. Xây dựng thêm các cơ chế, chính sách thu hút, đòn bẩy để khuyến khích tài năng, giữ và thu hút nhân tài.
- Về đời sống và CSXH: cùng với tạo việc làm và nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả SXKD, phấn đấu đảm bảo đời sống cho  CNVC đạt mức trung bình khá so với xã hội. Thực hiện có hiệu quả và mở rộng các CSXH đối với các đối tuợng trong Ngành; tổ chức, xây dựng và phát huy hiệu quả các cơ sở chăm lo sức khoẻ, các hoạt động văn hoá - thể thao cho CNVC. Về xây dựng đội ngũ: đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi duỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn – nghiệp vụ cho CNVC, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hàng năm có bình quân từ 40 – 50% CBCNV đuợc học tập bằng các hình thức để nâng cao trình độ. Về nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động CĐ: tiếp tục đổi mới về tổ chức, nội dung và phuơng pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Tổ chức các phong trào, các cuộc vận động đảm bảo đồng thời đuợc hai yêu cầu: phổ cập và hiệu quả.
Để thực hiện đuợc các mục tiêu trên đây, có các yêu cầu, nhiệm vụ chính và những biện pháp lớn, trong đó tập trung vào các nội dung nhu: đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về chính trị, truyền thống, ngành nghề; triển khai mạnh  mẽ 5 cuộc vận động, trong đó lấy cuộc vận động xây dựng văn minh BĐ là hoạt động xuyên suốt; xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của CNVC; đổi mới phuơng pháp phân phối thu nhập để khuyến khích chất luợng, năng xuất và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động của Ban nữ công các cấp; nâng cao chất luợng đội ngũ cán  bộ CĐ; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động cụm CĐ v.v... Qua hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội  (1998 – 2000) cho thấy rằng: Nghị quyết Đại hội 11 đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra những chuyển biến khá mạnh mẽ, đồng bộ và rộng khắp trong phong trào CNVC, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển giai đoạn II vào năm 2000, vững tin buớc vào chiến luợc phát triển mới từ đầu năm 2001.
Phát huy truyền thống, vững buớc đi lên, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã ghi rõ: “Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ Buu chính – Viễn thông, phổ cập dịch vụ Internet... Đến năm 2010 số máy điện thoại, số nguời sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực...”.  Nghị quyết Đại hội IX đuợc thể hiện bằng “chiến luợc phát triển BC – VT Việt Nam đến năm 2010 và định huớng đến năm 2020” đã đuợc Thủ tuớng chính phủ phê duyệt, trong đó một số chỉ tiêu cơ bản nhu:  Về Viễn thông và tin học: đến năm 2005, 61 tỉnh – TP cả nuớc được kết nối bằng cáp  quang băng rộng. Đến năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã bằng cáp quang và các phuơng thức truyền dẫn băng rộng khác. ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet; mật độ điện thoại toàn quốc từ 15 – 18 máy/100 dân. Về Buu chính và PHBC: Tổ chức buu chính tách khỏi viễn thông, hoạt động độc lập, có hiệu quả, cung cấp các dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2010 đạt mức độ bình quân duới 7000 nguời dân trên một điểm phục vụ; bán kính phục vụ bình quân duới 3km; đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày. Về phát triển công nghiệp thông tin: năm 2005 đáp ứng 60% và năm 2010 đạt 80% nhu cầu sử dụng thiết bị BC-VT và tin học của Việt Nam. Về phát triển nguồn nhân lực: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn ngành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế. Năm 2010 đạt năng xuất, chất luợng phục vụ ngang bằng trình độ các nuớc tiên tiến trong khu vực. Nhiệm vụ phía truớc rất nặng nề, đòi hỏi toàn thể chúng ta phải phát huy mạnh mẽ về trí tuệ và truyền thống của nội lực Buu điện Việt Nam. Luôn bám sát 4 mục tiêu cơ bản: chất luợng sống cao; công nghệ đón đầu; cách đi sáng tạo và cạnh tranh thắng lợi, trong chuơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, để có cách đi thích hợp. Bằng quyết tâm cao nhất của mỗi nguời và của toàn Ngành, chúng ta luôn tạo cho đuợc thế chủ động trong phát triển và cạnh tranh, phấn đấu đạt cho kỳ đuợc các chỉ tiêu, nhiệm vụ hàng năm, tiến tới hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn mới. Truyền thống vẻ vang của đội ngũ CNVC Buu điện và truyền thống 55 năm xây dựng và phát triển của CĐBĐVN, đuợc kế thừa bền vững trên nền móng truyền thống chung của giai cấp và của dân tộc. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI CĐBĐVN và thực hiện kết quả những năm đầu “chiến luợc hội nhập và phát triển” của Ngành, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, đuợc xem nhu là mệnh lệnh từ trái tim, đồng thời là nghĩa vụ và  trách nhiệm của mỗi cán bộ - đoàn viên CNVC BĐ. Kiên định tu tuởng tiến công trong “chiến luợc hội nhập và phát triển”, sẽ mãi mãi là định huớng cho mọi hoạt động của CĐBĐVN, bao gồm trong công tác tu tuởng, trong xây dựng đội ngũ và trong tổ chức các chuơng trình hành động, để thực hiện nhiệm vụ chính trị và SXKD trong giai đoạn mới. Chúng ta quyết tâm xây dựng để có nhiều tập thể lao động, mà ở đó mỗi nguời lao động Buu điện có đuợc nhiều sản phẩm văn minh, có phong cách văn minh và cuộc sống văn minh. Để ngành Buu điện và mỗi nguời Buu điện ngày càng đẹp lên trong con mắt và niềm tin của xã hội, và của bạn bè quốc tế./.
 

Bình luận

* Nhập tiếng Việt có dấu