Kế hoạch Tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội II Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

 •  15:44 thứ sáu ngày 28/10/2022
Kế hoạch số 396/KH-CĐVNPT, ngày 18/7/2022 của Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam V/v Tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội II  Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Theo đó, Thực hiện Kế hoạch số 280/KH-CĐTTTT ngày 11/5/2022 của Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam về tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XVI Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028; Căn cứ Chỉ thị số 1783/CT-ĐUTĐ ngày 11/7/2022 của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn VNPT về việc lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội II Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ban Thường vụ Công đoàn VNPT ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn các cấp, cụ thể như sau: 
Kế hoạch Tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội II  Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 

1. Đại hội công đoàn các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ, là ngày hội của cán bộ, đoàn viên công đoàn và của tổ chức công đoàn, theo phương châm: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”.

2. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ mới. Quán triệt, cụ thể hoá Nghị quyết 09-NQCĐ/ĐUTĐ ngày 22/12/2021 của Đảng ủy Tập đoàn BCVTVN về  “Nâng cao vị trí, vai trò của Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong tình hình mới”, Chương trình hành động số 249/CTr-BCH-CĐVNPT ngày 17/5/2022 của Công đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09-NQCĐ/ĐUTĐ. 

3. Kiểm điểm vai trò lãnh đạo của tập thể ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn các cấp nhiệm kỳ qua và bầu ban chấp hành công đoàn khóa mới những cán bộ tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đề ra.  

4. Đại hội công đoàn các cấp phải tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức  theo hướng thiết thực, hiệu quả, coi trọng chất lượng, tiết kiệm về thời gian và kinh phí, đúng tiến độ. 

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC 

1. Nội dung 

1.1. Đại hội công đoàn cơ sở 
- Thảo luận, thông qua báo cáo tổng kết công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp nhiệm kỳ tới phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng cùng cấp và Công đoàn VNPT vào nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình. 
- Tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Công đoàn VNPT. 
- Tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam (nếu có). 
- Bầu ban chấp hành, UBKT nhiệm kỳ mới của công đoàn cấp mình và bầu đại biểu đi dự đại hội Công đoàn VNPT. 
- Tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. 
1.2. Đại hội II Công đoàn VNPT 
- Thảo luận, thông qua báo cáo của ban chấp hành Công đoàn VNPT khóa I, nhiệm kỳ 2017-2022, trình Đại hội II Công đoàn VNPT quyết định các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trong nhiệm kỳ 2023-2028. 
- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia sửa đổi bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam (nếu có). 
- Tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Công đoàn TTTT (nếu có). 
- Bầu Ban Chấp hành Công đoàn VNPT khóa II, nhiệm kỳ 2023-2028. 
- Bầu đại biểu đi dự đại hội Công đoàn TTTTVN khóa XVI, nhiệm kỳ 2023-2028. 
- Tổng hợp kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn. 

2. Thời gian và phƣơng thức đại hội 
 Đại hội các công đoàn cơ sở trực thuộc và Đại hội II Công đoàn VNPT được tiến hành trong năm 2023, cụ thể: 
 2.1. Đại hội công đoàn cơ sở trong khoảng thời gian từ 01/01/2023 và hoàn thành trước 31/5/2023. Trong trường hợp CĐCS tổ chức Đại hội sớm trong tháng 12/2022 thì xin ý kiến phê duyệt của Cấp ủy Đảng cùng cấp và trình Công đoàn VNPT xem xét, quyết định. Thời gian đại hội không quá 02 buổi. 
  2.2. Đại hội Công đoàn VNPT hoàn thành trước 31/7/2023. Thời gian không quá 03 buổi. 
2.3. Căn cứ vào thời gian nêu trên, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trực thuộc CĐVNPT xây dựng kế hoạch đại hội công đoàn các cấp phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị. Trong đó, lưu ý một số trường hợp thời gian kết thúc nhiệm kỳ chênh lệch so với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp thì thực hiện như sau: 
- Trường hợp tổ chức công đoàn kết thúc nhiệm kỳ trước hoặc sau thời điểm tổ chức đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp và Công đoàn VNPT mà chưa thực hiện điều chỉnh nhiệm kỳ thì công đoàn cấp triệu tập đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định điều chỉnh kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ phù hợp với thời gian ghi trong kế hoạch tổ chức đại hội của cấp đó. Thời gian kéo dài hoặc rút ngắn không quá 30 tháng. 
- Trường hợp tổ chức công đoàn đã điều chỉnh kéo dài nhiệm kỳ quá 30 tháng nhưng vẫn kết thúc sớm hơn thì tổ chức đại hội tại thời điểm kết thúc nhiệm kỳ và tổ chức hội nghị đại biểu theo thời gian ghi trong kế hoạch đại hội của công đoàn cấp trên trực tiếp. 
- Nơi không đủ điều kiện tổ chức đại hội theo hình thức trực tiếp thì tuỳ theo tình hình thực tế ban chấp hành cấp triệu tập quyết định hình thức đại hội trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. 

3. Báo cáo chính trị và thảo luận tại đại hội 
3.1. Báo cáo chính trị trình đại hội  
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ cần ngắn gọn, có số liệu cụ thể để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ, đồng thời phân tích, làm rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra các bài học kinh nghiệm để nhiệm kỳ mới thực hiện tốt hơn. 
- Phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới phải bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Nghị quyết của cấp ủy Đảng; Nghị quyết của BCH Công đoàn VNPT; chú trọng công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đại diện chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động. Báo cáo tổng kết phải có các phụ lục về số liệu để minh họa. 
3.2. Thảo luận tại đại hội 
- Tập trung thảo luận các thách thức đặt ra đối với tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới phương thức tổ chức và nội dung hoạt động công đoàn; bổ sung những nội dung quan trọng cần được các cấp công đoàn quan tâm giải quyết và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đoàn viên; Phối hợp với chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ chính trị, bám sát mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược của Tập đoàn để tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần hoàn thành kế hoạch SXKD… Không tham luận theo hình thức báo cáo thành tích. 
- Tăng cường thảo luận nhóm, thảo luận tổ và khuyến khích tranh luận về những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau. 
- Trong trường hợp cần thiết khuyến khích tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, chuyên môn hoặc chính quyền đồng cấp về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. 

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI 

1. Thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội: 
- Căn cứ tình hình thực tế, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn các cấp có thể thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội, nhưng tối đa không quá 03 tiểu ban: Tiểu ban nội dung, tuyên truyền; Tiểu ban nhân sự; Tiểu ban tổ chức và phục vụ đại hội; công đoàn cơ sở ít đoàn viên thì không thành lập tiểu ban mà phân công mỗi ủy viên ban chấp hành phụ trách một số công việc cụ thể. 
- Về thành phần tham gia các tiểu ban do ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn các cấp quyết định có sự tham gia của chuyên môn và các bộ phận liên quan. Riêng đối với Tiểu ban nhân sự phải do đồng chí chủ tịch công đoàn làm trưởng tiểu ban. 
- Các tiểu ban chuẩn bị đại hội có nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 
1.1. Tiểu ban nội dung, tuyên truyền 
- Chủ trì xây dựng dự thảo báo cáo kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ qua; phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. 
- Hướng dẫn công đoàn cấp dưới chuẩn bị nội dung và xây dựng các báo cáo phục vụ đại hội, hội nghị công đoàn. 
- Chủ trì chuẩn bị nội dung lấy ý kiến tham gia tại đại hội công đoàn cấp dưới vào các dự thảo báo cáo của công đoàn cấp mình; tiếp thu ý kiến tham gia và hoàn thiện dự thảo các báo cáo, trước khi trình đại hội; tổ chức lấy ý kiến cán bộ đoàn viên, công đoàn các cấp vào Điều lệ sửa đổi, bổ sung. 
- Chuẩn bị các văn bản về qui chế đại hội; chương trình đại hội; chương trình điều hành của đoàn chủ tịch đại hội; phát biểu khai mạc, bế mạc, và dự thảo nghị quyết đại hội. 
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền (trước, trong và sau đại hội); xây dựng đề cương tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của đại hội. 
- Hướng dẫn công đoàn cấp dưới tổ chức các phong trào thi đua chào mừng đại hội công đoàn cùng cấp và đại hội công đoàn cấp trên (nếu có); tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, các cuộc thi … 
- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về đại hội theo kế hoạch; biểu dương các gương tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn… 
1.2. Tiểu ban nhân sự 
- Chủ trì xây dựng đề án chuẩn bị nhân sự ban chấp hành; nhân sự uỷ ban kiểm tra; nhân sự bầu đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên. 
- Chủ trì xây dựng phương án trình ban chấp hành về cơ cấu số lượng, thành phần đại biểu dự đại hội công đoàn cùng cấp; số lượng và cơ cấu đại biểu phân bổ cho từng đơn vị trực thuộc. 
- Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới về chuẩn bị nhân sự để bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới. 
- Tiếp nhận hồ sơ của công đoàn cấp dưới về kết quả bầu cử đại biểu dự đại hội; nghiên cứu, dự thảo báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (đại hội, hội nghị, hội nghị đại biểu). 
- Chuẩn bị dự thảo văn bản, tài liệu phục vụ công tác bầu cử (bầu ban chấp hành, bầu đại biểu dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên). 
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ bầu cử tại hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất (bầu ban thường vụ và các chức danh chủ chốt trong ban chấp hành; bầu uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra). 
1.3. Tiểu ban tổ chức và phục vụ 
- Chủ trì chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất (trang trí hội trường, bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, thùng phiếu, phương tiện phục vụ kiểm phiếu…) đáp ứng yêu cầu phục vụ quá trình diễn ra đại hội công đoàn cùng cấp.  
- Nghiên cứu, đề xuất về số lượng, thành phần đại biểu khách mời; phát hành văn bản triệu tập đại biểu chính thức, giấy mời đại biểu tham dự đại hội. 
- Tập hợp, in ấn, chuẩn bị các loại tài liệu phát hành tại đại hội. 
- Chuẩn bị công tác phục vụ đại biểu đại hội như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, phương tiện đi lại, thuốc men (nếu có)… 

2. Công tác chuẩn bị nhân sự  
2.1. Cơ cấu ban chấp hành công đoàn 
- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có số lượng hợp lý, cơ cấu đảm bảo tính đại diện của tổ chức gồm: cấp ủy, lãnh đạo chuyên môn, cán bộ chuyên trách công đoàn (nếu có), đại diện Đoàn thanh niên, một số phòng, ban chức năng chuyên môn, đại diện các công đoàn trực thuộc và công nhân lao động trực tiếp sản xuất. Ưu tiên cán bộ công đoàn ở khối trực tiếp sản xuất, cán bộ nữ trong ban chấp hành, công nhân trực tiếp sản xuất, dân tộc ít người nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người, người ngoài Đảng. 
- Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có cơ cấu 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính kế thừa, phát triển. Phấn đấu có tỷ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt từ 30% trở lên. 
- Công tác chuẩn bị nhân sự thực hiện theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành. 
2.2. Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra 
a. Số lượng uỷ viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, nhưng không được vượt quá số lượng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, trong đó: 
+ Công đoàn VNPT: không quá 23 ủy viên. 
+ Công đoàn cơ sở: Từ 03 đến 15 uỷ viên. Nơi có từ 3.000 đoàn viên đến dưới 
30.000 đoàn viên có thể tăng thêm nhưng không quá 19 ủy viên.  + Công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 uỷ viên. 
+ Công đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên. + Nơi có dưới 10 đoàn viên bầu chức danh chủ tịch (không bầu ban chấp hành). 
b. Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên ban chấp hành và là số lẻ. Đối với công đoàn cơ sở có số lượng ban chấp hành dưới 9 ủy viên thì không bầu ban thường vụ. 
c. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra: + Công đoàn VNPT: không quá 07 ủy viên. 
+ Công đoàn cơ sở: từ 3 - 5 ủy viên. Nơi có số lượng đoàn viên dưới 30 người thì không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công 01 ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra. 
+ Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra. 

3. Hình thức tổ chức đại hội 
3.1. Đại hội toàn thể: CĐCS có dưới 200 đoàn viên. 
3.2. Đại hội đại biểu:  
- CĐCS có từ 200 đoàn viên trở lên.  
- Trường hợp có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. 

4. Số lƣợng đại biểu đại hội và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên  
4.1. Số lượng đại biểu chính thức của đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội quyết định, tối đa như sau: 
a. Đại hội công đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên tổ chức đại hội đại biểu, số lượng đại biểu chính thức không quá 150 đại biểu; nơi có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu. 
b. Đại hội Công đoàn VNPT không quá 200 đại biểu. 
Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng đại biểu nêu tại điểm a, b của mục này. Trường hợp cần tăng thêm số lượng đại biểu chính thức vượt quá số lượng nêu trên thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét đồng ý, nhưng không vượt quá 10%. 
 4.2. Công tác bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên và kiểm tra tư cách đại biểu thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hướng dẫn số 03/HDTLĐ ngày 20/02/2020 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, ngoài ra cần chú ý một số vấn đề sau: 
- Đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp được bầu theo số lượng phân bổ của công đoàn cấp triệu tập đại hội. 
- Phải là những cán bộ, đoàn viên có phẩm chất, có năng lực tiêu biểu cho phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, cho trí tuệ của tập thể đoàn viên, CNVCLĐ; có khả năng lĩnh hội, đóng góp vào các nghị quyết và sự thành công của đại hội. 

5. Đại biểu khách mời 
- Số lượng đại biểu khách mời dự đại hội công đoàn các cấp không quá 20% tổng số đại biểu chính thức đại hội. Trường hợp vượt quá số lượng quy định phải báo cáo và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. 
- Thành phần đại biểu khách mời do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội quyết định gồm: Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chuyên môn, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở đơn vị, địa phương và cấp trên… 

6. Kinh phí tổ chức đại hội 
- Kinh phí tổ chức đại hội công đoàn các cấp được sử dụng từ nguồn tài chính công đoàn, từ nguồn hỗ trợ của cấp ủy, chuyên môn và Công đoàn VNPT với tinh thần thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm. 
- Căn cứ quy định hiện hành, công đoàn các cấp lập dự toán tổng thể kinh phí chi đại hội trình công đoàn cấp trên phê duyệt. 
- Chế độ chi đại hội CĐVNPT do Tổng Liên đoàn và Công đoàn TTTTVN hướng dẫn. Chi đại hội công đoàn cấp cơ sở do ban chấp hành công đoàn cấp cơ sở quyết định. 
 
 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc 
- Xây dựng kế hoạch đại hội, hướng dẫn chỉ đạo công đoàn trực thuộc tổ chức đại hội theo đúng tiến độ, thời gian quy định. Coi trọng chất lượng, thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức. Việc tổ chức đại hội phải bảo đảm đúng về nội dung và hình thức theo quy định. 
- Quá trình chuẩn bị và trước khi tổ chức đại hội, ban thường vụ, ban chấp hành phải báo cáo xin ý kiến của cấp ủy Đảng, trao đổi tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chuyên môn cùng cấp. Đồng thời đề nghị với lãnh đạo chuyên môn cùng cấp giải đáp, giải quyết các kiến nghị của đoàn viên, CNVCLĐ đặt ra. 
- Báo cáo chuẩn bị đại hội gửi về Công đoàn VNPT xem xét phê duyệt, trước ngày tổ chức đại hội ít nhất 15 ngày, gồm: Tờ trình về việc tổ chức đại hội trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm, số lượng đại biểu; dự thảo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, chương trình làm việc của đại hội; đề án nhân sự, danh sách trích ngang BCH, UBKT; dự toán tổng thể kinh phí chi đại hội. 
- Báo cáo ngay kết quả đại hội gửi về Công đoàn VNPT ra quyết định công nhận, gồm: Công văn đề nghị công nhận kết quả bầu cử; biên bản bầu cử; danh sách trích ngang ban thường vụ, ban chấp hành, UBKT. 

2. Đối với Công đoàn VNPT 
- Chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc tổ chức đại hội theo đúng tiến độ đề ra. Xây dựng chương trình, kế hoạch đại hội Công đoàn VNPT II, nhiệm kỳ 2023 - 2028 theo đúng hướng dẫn của Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Chỉ thị của Đảng ủy Tập đoàn VNPT. 
- Ủy ban Kiểm tra Công đoàn VNPT theo dõi, kiểm tra công tác chuẩn bị, việc tiến hành đại hội công đoàn các đơn vị và báo cáo Thường trực Công đoàn VNPT./. 
 

Chi tiết Kế hoạch số 396/KH-CĐVNPT tại Văn bản Nội bộ mục "Đại hội II Công đoàn VNPT"

https://congdoan.vnpt.vn/van-ban

Bình luận

* Nhập tiếng Việt có dấu